Thứ bảy 20/04/2024 05:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thị trường tiêu thụ xi măng khó khăn: Doanh nghiệp phải làm gì?

18:00 | 23/08/2016

(Xây dựng) - Mặc dù các doanh nghiệp xi măng (XM) đều đưa ra chiến lược tiêu thụ của riêng mình nhưng thị trường dư cung và xuất khẩu không dễ, tiêu thụ sản phẩm XM tiếp tục khó khăn, cạnh tranh trên thị trường XM ngày càng khốc liệt khiến nhiều doanh nghiệp XM phải tìm hướng thoát riêng…
 

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện nay, cả nước có hơn 100 DN sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực XM. Nhiều địa phương và DN vẫn đang tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất. Công suất nhiều nhà máy cũng được nâng lên đáng kể, trước nhiều nhà máy có công suất từ 300.000 - 1 triệu tấn/năm, nay nhiều DN đã nâng công suất  lên 3 - 4 triệu tấn/năm hoặc xây dựng thêm dây chuyền 2 để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Cuối năm 2016 đầu năm 2017 Việt Nam có thêm 2 nhà máy là XM Sông Lam công suất 4 triệu tấn/năm và XM Thanh Liêm công suất 2,3 triệu tấn/năm đi vào sản xuất. Từ năm 2018 trở đi sẽ có thêm một số nhà máy như XM Tân Thắng công suất 2 triệu tấn/năm, XM FiCO công suất 1,4 triệu tấn/năm, XM Xuân Thành công suất 4,5 triệu tấn/năm, nâng công suất toàn ngành lên 95,76 triệu tấn/năm.  Dự báo đến năm 2020, sản lượng XM của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn/năm.

Thời gian qua ngành XM đã rất nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ và con số tiêu thụ toàn ngành luôn đạt mức khá. Theo số liệu của Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), 6 tháng đầu năm 2016, tiêu thụ toàn ngành XM đạt gần 39 triệu tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ, đạt 51% kế hoạch. Ước tính, trong 7 tháng đầu năm, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ đạt 44 triệu tấn, trong đó, xuất khẩu đạt gần 10 triệu tấn. Các chuyên cho rằng nếu tiếp tục đà tiêu thụ này thì sức cán đích tiêu thụ 75 - 77 triệu tấn, tăng 3,2 - 6% so với năm 2015, trong đó tiêu thụ nội địa XM khoảng 59 - 60 triệu tấn (tăng 4,5 - 6,3%),  xuất khẩu 16 - 17 triệu tấn (tương đương năm 2015) của năm 2016 là hoàn toàn khả quan.

Thế nhưng ngay cả một DN lớn nhất cả nước khi sở hữu 8 thương hiệu với các nhà máy từ Bắc vào Nam như VICEM thì tiêu thụ XM vẫn luôn là vấn đề khiến Ban lãnh đạo VICEM đau đầu. Giữ vững thị phần ở thị trường truyền thống, cốt lõi, tìm kiếm và phát triển mở rộng thị trường mới luôn được các đơn vị thành viên VICEM quan tâm, rốt ráo.

Theo ông Lê Thành Long - Tổng giám đốc VICEM Hoàng Thạch, bên cạnh việc nâng cao năng lực phân phối hiệu quả như hoàn thiện tổ chức hệ thống nhà phân phối chính, phát triển hệ thống cửa hàng đạt chuẩn… thì việc giữ vững cũng như phát triển thị trường sang các địa bàn mới là vô cùng quan trọng. VICEM Hoàng Thạch đang tập trung nâng cao năng lực sản xuất định hướng chất lượng và hiệu quả bằng cách tối ưu hóa sản xuất theo quản lý chuỗi giá trị (5 công đoạn và 7 phân đoạn), hoàn thiện hệ thống quy trình quản lý sản xuất theo tổ chức và mô hình chuỗi giá trị mới…

Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng được nhiều DN VICEM quan tâm. Mặc dù chi phí đầu vào cho sản xuất XM luôn tăng nhưng giá bán XM được VICEM thống nhất giữ giá trong thời gian dài, tránh gây xáo trộn để ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Tại thời điểm này, giá XM PCB30 của Hoàng Thạch được bán là 1,270 triệu đ/tấn, PCB40 Tam Điệp có giá 1,170 triệu đ/tấn, PCB40 Hoàng Mai giá 1,250 triệu đ/tấn…

Một số địa phương có nhiều nhà máy sản xuất XM đặt trên địa bàn như vùng Hải Dương - Quảng Ninh, Thanh Hóa - Nghệ An, Hà Nam… thì thị phần cũng sẽ bị ảnh hưởng, chia sẻ khá nhiều. Đơn cử như khu vực Thanh Hóa, trong tháng 10 tới, dây chuyền 2,3 triệu tấn (6.000 tấn clinker/ngày) thuộc Nhà máy XM Long Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) do Cty TNHH Long Sơn làm chủ đầu tư sẽ được đưa vào hoạt động. Cộng thêm với dây chuyền 2 nhà máy XM Công Thanh, công suất 3,6 triệu tấn hoàn thành chưa đầy 1 năm… khiến địa bàn Thanh Hóa dày đặc nhà cung cấp với sản lượng gần chục triệu tấn.

Ở địa bàn tiêu thụ phía Nam, nơi được đánh giá tiêu thụ dễ thở nhất bởi mật độ các nhà máy XM không cao nhưng tính đến 30/6/2016, hàng tồn kho của XM Hà Tiên 1 ở mức 748,3 tỷ đồng, tăng 22,6% so với đầu năm. Mặc dù VICEM Hà Tiên đã đưa ra chiến lược bán hàng riêng; khảo sát thị trường XM, quan tâm tới công tác PR và quản lý thương hiệu, nâng cao các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng; tiếp nhận và giải quyết nhanh nhất các ý kiến của khách hàng về sản phẩm; đưa ra các chương trình hành động cụ thể như kiểm soát quá trình thực hiện và phân tích kết quả thực hiện trong tiêu thụ và phát triển ngành hàng… nhưng hàng tồn kho trong năm 2016 vẫn gia tăng, trở thành nỗi lo lớn của nhà sản xuất.

Được thành lập năm 1994, Holcim Việt Nam (thuộc Tập đoàn XM lớn nhất thế giới Lafarge Holcim) có tổng vốn đầu tư ban đầu là  233,8 triệu USD (gồm cả nhà máy điện); vốn đầu tư sau khi quyết toán là 441 triệu USD, trong đó Tập đoàn Holcim - Thụy Sỹ góp 65% vốn, vốn góp của VICEM là 35%. Nhưng nhà máy XM liên doanh có vốn đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam này vừa bất ngờ bán toàn bộ 65%  số vốn và rút khỏi thị trường XM Việt Nam.

Lý do chuyển nhượng không được đưa ra nhưng theo các chuyên gia trong ngành XM, một tập đoàn tầm cỡ như Lafarge Holcim đang kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam bất ngờ rút khỏi thị trường XM Việt Nam bởi hiện nay kinh doanh trong lĩnh vực XM tại Việt Nam không còn thuận lợi như những năm về trước, cạnh tranh trong tiêu thụ XM giữa các DN ngày càng khốc liệt và trong tương lai càng khốc liệt hơn.

Vũ Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cần Thơ: Tích cực tìm nguồn cát xây dựng các tuyến đường giao thông nhưng vẫn còn thiếu

    (Xây dựng) – Ngày 19/4, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức họp cơ quan báo, đài định kỳ quý I năm 2024. Tại họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, thành phố đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cát để xây dựng các tuyến đường giao thông.

  • Cao Bằng: Tăng cường hiệu quả quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Văn bản số 591/UBND-CN về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sau khi được cấp phép.

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 15/4, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vui mừng khi chứng kiến những chiếc sà lan chở cát đến công trình. “Hơn 10 tháng kể từ ngày khởi công, công trình nào cũng “đói” cát. Sợ chậm tiến độ, chúng tôi phải thi công cầu, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ… chờ cát. Giờ cát có rồi nhưng không biết cầm chừng được bao lâu, bao giờ, dân công trình hết nỗi lo thiếu cát”, ông Nguyễn Tất Đạt - Chỉ huy trưởng gói thầu 11 (thuộc Tập đoàn Định An) đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ lo âu.

  • Vĩnh Phúc: Khan hiếm vật liệu san lấp, nhiều công trình lo chậm tiến độ

    (Xây dựng) - Tiến độ nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nguồn đất san lấp ngày một khan hiếm. Đặc biệt là với các dự án công nghiệp, giao thông trọng điểm cần khối lượng sử dụng lớn thì vấn đề đáp ứng nguồn đất san lấp mặt bằng ngày càng trở nên cấp thiết.

  • Vụ trúng đấu giá nhưng doanh nghiệp không thể khai thác: Tỉnh Bình Định sẽ kiểm tra, rà soát lại

    (Xây dựng) – Ngày 27/1/2024, Báo điện tử Xây dựng có bài viết “Bình Định: Trúng đấu giá mỏ cát nhưng không thể khai thác, doanh nghiệp kêu cứu”, phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp trúng đấu giá các mỏ khai thác vật liệu xây dựng tại huyện Hoài Ân (Bình Định) nhưng không thể khai thác bởi sự ngăn cản của người dân.

  • Lâm Đồng: Đình chỉ việc khai thác cao lanh của Công ty Tuấn Thiện

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH Thương mại và Trồng trọt Tuấn Thiện (Công ty Tuấn Thiện) tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc.

Xem thêm
  • Kon Tum: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ra Văn bản số 1233/UBND-NNTN yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

    11:56 | 17/04/2024
  • Hà Tĩnh: Thông tin giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu quý I/2024

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 1157/SXD-QLHĐXD về việc thông tin về giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu quý I năm 2024 các khu vực trong tỉnh.

    10:43 | 17/04/2024
  • Gạch Hải Minh - chuyên gia giải pháp gạch toàn diện

    (Xây dựng) - Gạch Hải Minh cung cấp chính hãng các loại gạch lát nền, gạch ốp tường chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng như Taicera, Viglacera, Đồng Tâm,... phù hợp cho các công trình nhà ở, thương mại và công cộng.

    17:20 | 16/04/2024
  • Tấm nhựa Eco thu hút đông đảo khách tham quan tại Vietbuild 2024

    (Xây dựng) - Gian hàng của Tấm nhựa Eco tại Triển lãm Vietbuild 2024 đã thu hút đông đảo khách tham quan bởi những sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường được làm từ nhựa tái chế. Đây là sự kiện diễn ra từ ngày 10 đến 14/4 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

    09:38 | 15/04/2024
  • Thêm 2 mỏ đất được cấp phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - Mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc) vừa được các đơn vị liên quan phối hợp cùng chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc - Nam đoan qua Hà Tĩnh.

    17:04 | 13/04/2024
  • Hà Nội: Kiểm tra vụ đấu giá 3 mỏ cát gấp cả trăm lần giá khởi điểm

    Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

    09:37 | 12/04/2024
  • Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

    (Xây dựng) - Lượng thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ trong 3 năm gần đây tăng đột biến, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu loại thép này về Việt Nam. Đặc biệt, ước tính ba tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng cao bất thường với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ hai nước kể trên tăng đột biến, chiếm 75%. Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần vào cuộc điều tra cụ thể để làm rõ thực trạng này.

    09:59 | 10/04/2024
  • Mỏ đất thương mại đầu tiên ở Quảng Ngãi được cấp phép

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Đầu tư 706 – “Vua” mỏ đất ở Quảng Ngãi được cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp tại mỏ đất Đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông (thành phố Quảng Ngãi). Đây là mỏ đất thương mại đầu tiên được cấp phép trên địa bàn thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác.

    09:08 | 10/04/2024
  • TONMAT Group đạt Top 5 công ty vật liệu xây dựng uy tín hai năm liên tiếp

    (Xây dựng) - Năm 2024 là năm thứ hai liên tiếp Công ty Cổ phần Tập đoàn TONMAT (TONMAT Group) lọt Top 5 công ty vật liệu xây dựng (VLXD) uy tín (nhóm sản phẩm: sắt, thép, tôn).

    09:39 | 09/04/2024
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND, về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp và đá ong phong hóa không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống.

    17:19 | 08/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load