Thứ sáu 19/04/2024 14:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh Phúc – Tiger – Nihon Kogyo – Amron hợp tác cùng phát triển gạch cao cấp

08:40 | 03/07/2018

(Xây dựng) - Công nghệ và vật liệu thay thế là xu hướng phù hợp cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, đến nay việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, nhất là gạch không nung chưa như kỳ vọng. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể, qua đó góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế và hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đến môi trường từ việc sản xuất vật liệu xây dựng. Các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng cải tiến và nâng cấp thiết bị để có thể sản xuất gạch cao cấp cho phù hợp với xu hướng phát triển bền vững. Trong đó Cty CP Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc đã cùng hợp tác với Tiger – Nihon Kogyo - Amron để hướng tới sản phẩm gạch không nung, gạch cao cấp, đặc biệt là gạch xuyên nước.

Đại diện Thanh Phúc – Tiger – Nihon Kogyo – Amron chụp ảnh cùng sản phẩm gạch xuyên nước tại Hội thảo.

Phát triển vật liệu thân thiện với môi trường

Đó là nội dung xuyên suốt trong chuyến công tác của Thanh Phúc – Tiger – Nihon Kogyo - Amron từ Bắc vào Nam; các cuộc gặp gỡ, làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học Công nghệ và Hội thảo Vietbuild tại TP Hồ Chí Minh. Phát triển vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung là chủ trương đúng, đặc biệt sản phẩm này góp phần tích cực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau 7 năm thực hiện, chương trình phát triển vật liệu xây không nung vẫn chưa như kỳ vọng dù đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Tại buổi làm việc với Vụ Vật liệu Xây dựng Bộ Xây dựng đại diện Tiger – Nihon Kogyo và Amron đã giới thiệu về các loại gạch cao cấp mà Nihon Kogyo đã nghiên cứu và sản xuất, đó là các loại sản phẩm gạch xuyên nước, gạch lát cách nhiệt, gạch giao thông, công trình đô thị, trong đó có hai loại chính sẽ được đưa vào thị trường Việt Nam là gạch xuyên nước, gạch vừa xuyên nước và chứa nước, gạch lát xuyên nước cách nhiệt Land Samas.

Ông Trần Duy Phúc – Giám đốc – Trưởng phòng Kinh Doanh Cty Thanh Phúc Giới thiệu sản phẩm gạch xuyên nước tại Hội thảo Vietbuild 2018.

Các sản phẩm gạch xuyên nước đã được đưa vào sử dụng tại các nước phát triển từ rất lâu với những lợi thế vượt trội như: Xuyên nước, chứa nước - hạn chế ngập úng đô thị; giữ được nguồn nước ngầm trong lòng đất mà không chảy ra biển; giữ nguyên môi trường sống của các vi sinh trong lòng đất; chống các rác thải bẩn chảy vào miệng cống thoát nước; cách nhiệt - hạn chế hiệu ứng bê tông hóa, góp phần điều hòa nhiệt độ đô thị, giảm nhiệt từ 12-15ºC; tái chế được; loại bỏ Nox; chống trơn trượt an toàn cho con người, chịu lực tốt; thi công nhanh…

Cty Thanh Phúc ông Trần Duy Phúc cũng đã có kiến nghị với Bộ Xây dựng về việc cần có những chính sách và sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong việc sử dụng gạch không nung để tạo điều kiện khuyến khích các dịch vụ phát triển dây truyền thiết bị nhằm sản xuất các loại vật liệu xây dựng và kiến nghị với Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng ông Phạm Văn Bắc về việc quản lý vật liệu xây dựng và tham mưu với Chính phủ những cơ chế chính sách, tiêu chuẩn quy chuẩn, hướng dẫn thi công để đưa gạch không nung vào cuộc sống.

Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng Phạm Văn Bắc (ngoài cùng bên trái) làm việc cùng Đoàn hợp tác Thanh Phúc – Nihon Kogyo – Amron.

Ông Bắc cho biết: Đến nay, hầu hết các địa phương đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc xóa bỏ các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến và lò vòng sản xuất gạch đất sét nung, cũng như khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng không nung. Đặc biệt, một số địa phương đã xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công như Bắc Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh. Ông Bắc cho rằng: Với tốc độ đô thị hóa, bê tông hóa nhanh chóng của Việt Nam hiện nay, chúng ta cần có những loại vật liệu mới, vật liệu xanh, vật liệu thân thiện với môi trường để cung cấp cho ngành Xây dựng giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đô thị. Các sản phẩm này vừa phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, tải trọng, làm đẹp cho đô thị nhưng cũng phải đảm bảo yếu tố tự nhiên, khí hậu, môi trường.

“Chúng tôi biểu dương Cty CP Cơ Khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc đã đầu tư cùng đối tác Nhật Bản: Tiger – Amron – Nihon Kogyo công nghệ mới cao cấp để ứng dụng sản xuất các sản phẩm mới gạch không nung cao cấp, gạch lát xuyên nước. Đây là sản phẩm mới, chúng tôi cũng đề nghị chủ đầu tư công bố các tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ tiến hành xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để các doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu, chủ đầu tư có cơ sở đưa vào sử dụng sản phẩm cho các công trình xây dựng”, ông Phạm Văn Bắc nhấn mạnh.

Tính đến nay, tổng công suất thiết kế của 3 loại sản phẩm không nung chính, gồm gạch block xi măng cốt liệu (gạch bê tông), gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông bọt đã đạt khoảng 7 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm; sản xuất đạt 6,5 tỷ viên/năm, chiếm khoảng 27% so với tổng sản lượng vật liệu xây (ước khoảng 24 tỷ viên). Chương trình đã đạt mục tiêu đề ra “Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015; 30 - 40% vào năm 2020”.

Tuy nhiên, dù nhiều công trình lớn đã sử dụng từ 80 đến 100% vật liệu xây không nung như Dự án nhà ở xã hội Ecohome, Dự án nhà ở thương mại tại ngõ 102 Trường Chinh (Hà Nội), nhưng với các công trình xây dựng nhỏ lẻ, gạch không nung chưa thực sự được hưởng ứng. Lý giải điều này, ông Bắc cho rằng đó là thói quen sử dụng gạch cũ; thứ hai là lợi ích của việc sản xuất, sử dụng vật liệu cũ sẽ bị động chạm khi bị vật liệu mới thay thế; thứ ba là sự thờ ơ của một số cá nhân, tổ chức với mục tiêu chung và cuối cùng là tính tùy tiện vẫn còn trong thiết kế, thi công công trình.

Ông Bắc cũng nhấn mạnh: Đối với hành lang pháp lý về sử dụng gạch không nung đã tương đối đầy đủ và những kiến nghị của Thanh Phúc trong việc tăng cường giám sát, kiểm tra và có chế tài trong việc chấp hành sử dựng vật liệu xây dựng tại các tỉnh thành theo chính sách của nhà nước cùng với những hỗ trợ của các Bộ, ban ngành về phát triển vật liệu xây dựng cần mạnh và hiệu quả hơn nữa.

Giải pháp cụ thể bằng hợp tác đầu tư

Để bảo đảm ngành Vật liệu xây dựng phát triển ổn định, bền vững, mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng và để san lấp.

Cùng với đó, Bộ cần tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện quá trình thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung có hiệu quả.

Hiện Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 13/2017/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng (hiệu lực từ ngày 1/2/2018). Theo đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn Nhà nước lớn hơn 30% tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung.

Đối với các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ và vùng Đông Nam Bộ, tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%. Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng...

 Trong giai đoạn 2014 - 2017, dự án tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam đã đạt kết quả đáng khích lệ. Dự án có 4 hợp phần và 27 kết quả đầu ra, đến hết năm 2017 chỉ còn 2 kết quả đầu ra chưa được thực hiện. Năm 2018 và năm tiếp theo sẽ thực hiện tiếp những công việc còn lại của dự án, từ đó sẽ thúc đẩy phát triển ngành Xây dựng đi đôi với sự bền vững của môi trường.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 15/4, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vui mừng khi chứng kiến những chiếc sà lan chở cát đến công trình. “Hơn 10 tháng kể từ ngày khởi công, công trình nào cũng “đói” cát. Sợ chậm tiến độ, chúng tôi phải thi công cầu, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ… chờ cát. Giờ cát có rồi nhưng không biết cầm chừng được bao lâu, bao giờ, dân công trình hết nỗi lo thiếu cát”, ông Nguyễn Tất Đạt - Chỉ huy trưởng gói thầu 11 (thuộc Tập đoàn Định An) đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ lo âu.

  • Vĩnh Phúc: Khan hiếm vật liệu san lấp, nhiều công trình lo chậm tiến độ

    (Xây dựng) - Tiến độ nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nguồn đất san lấp ngày một khan hiếm. Đặc biệt là với các dự án công nghiệp, giao thông trọng điểm cần khối lượng sử dụng lớn thì vấn đề đáp ứng nguồn đất san lấp mặt bằng ngày càng trở nên cấp thiết.

  • Vụ trúng đấu giá nhưng doanh nghiệp không thể khai thác: Tỉnh Bình Định sẽ kiểm tra, rà soát lại

    (Xây dựng) – Ngày 27/1/2024, Báo điện tử Xây dựng có bài viết “Bình Định: Trúng đấu giá mỏ cát nhưng không thể khai thác, doanh nghiệp kêu cứu”, phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp trúng đấu giá các mỏ khai thác vật liệu xây dựng tại huyện Hoài Ân (Bình Định) nhưng không thể khai thác bởi sự ngăn cản của người dân.

  • Lâm Đồng: Đình chỉ việc khai thác cao lanh của Công ty Tuấn Thiện

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH Thương mại và Trồng trọt Tuấn Thiện (Công ty Tuấn Thiện) tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc.

  • Kon Tum: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ra Văn bản số 1233/UBND-NNTN yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

  • Hà Tĩnh: Thông tin giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu quý I/2024

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 1157/SXD-QLHĐXD về việc thông tin về giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu quý I năm 2024 các khu vực trong tỉnh.

Xem thêm
  • Gạch Hải Minh - chuyên gia giải pháp gạch toàn diện

    (Xây dựng) - Gạch Hải Minh cung cấp chính hãng các loại gạch lát nền, gạch ốp tường chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng như Taicera, Viglacera, Đồng Tâm,... phù hợp cho các công trình nhà ở, thương mại và công cộng.

    17:20 | 16/04/2024
  • Tấm nhựa Eco thu hút đông đảo khách tham quan tại Vietbuild 2024

    (Xây dựng) - Gian hàng của Tấm nhựa Eco tại Triển lãm Vietbuild 2024 đã thu hút đông đảo khách tham quan bởi những sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường được làm từ nhựa tái chế. Đây là sự kiện diễn ra từ ngày 10 đến 14/4 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

    09:38 | 15/04/2024
  • Thêm 2 mỏ đất được cấp phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - Mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc) vừa được các đơn vị liên quan phối hợp cùng chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc - Nam đoan qua Hà Tĩnh.

    17:04 | 13/04/2024
  • Hà Nội: Kiểm tra vụ đấu giá 3 mỏ cát gấp cả trăm lần giá khởi điểm

    Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

    09:37 | 12/04/2024
  • Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

    (Xây dựng) - Lượng thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ trong 3 năm gần đây tăng đột biến, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu loại thép này về Việt Nam. Đặc biệt, ước tính ba tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng cao bất thường với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ hai nước kể trên tăng đột biến, chiếm 75%. Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần vào cuộc điều tra cụ thể để làm rõ thực trạng này.

    09:59 | 10/04/2024
  • Mỏ đất thương mại đầu tiên ở Quảng Ngãi được cấp phép

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Đầu tư 706 – “Vua” mỏ đất ở Quảng Ngãi được cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp tại mỏ đất Đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông (thành phố Quảng Ngãi). Đây là mỏ đất thương mại đầu tiên được cấp phép trên địa bàn thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác.

    09:08 | 10/04/2024
  • TONMAT Group đạt Top 5 công ty vật liệu xây dựng uy tín hai năm liên tiếp

    (Xây dựng) - Năm 2024 là năm thứ hai liên tiếp Công ty Cổ phần Tập đoàn TONMAT (TONMAT Group) lọt Top 5 công ty vật liệu xây dựng (VLXD) uy tín (nhóm sản phẩm: sắt, thép, tôn).

    09:39 | 09/04/2024
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND, về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp và đá ong phong hóa không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống.

    17:19 | 08/04/2024
  • Triển vọng nào cho thị trường vật liệu xây dựng?

    Theo Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), cơ quan này vừa tiến hành khảo sát doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng về triển vọng thị trường. Theo đó ghi nhận, lực đẩy lớn cho thị trường ngành vật liệu xây dựng đang đến từ những công trình, dự án đầu tư công.

    08:41 | 08/04/2024
  • Sau 3 lần điều chỉnh, giá thép cuộn xây dựng giảm lũy kế 500.000 đồng/tấn

    Mặc dù lĩnh vực xây dựng đang gặp nhiều khó khăn và thị trường thép xây dựng vẫn nằm trong diễn biến giảm giá nhưng tâm lý thị trường dần cải thiện, đà giảm giá thép xây dựng bắt đầu chậm lại.

    13:10 | 06/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load