Thứ năm 28/03/2024 21:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sức quyến rũ của phố cổ Hội An - Nơi thời gian ngưng đọng

09:14 | 10/12/2019

Mặc cho không gian và thời gian chuyển dời, phố cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất, những quần thể di tích được gìn giữ nguyên vẹn cùng với một nền tảng văn hóa phi vật thể đồ sộ.

suc quyen ru cua pho co hoi an noi thoi gian ngung dong
Không gian và thời gian Hội An đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. (Ảnh: TTXVN)

Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam.

Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn 1.360 di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ…

Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây.

Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ.

Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…

Vẻ đẹp lắng đọng thời gian

Quá trình giao lưu kinh tế-văn hóa trong mấy trăm năm từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đã tạo cho Đô thị cổ Hội An có được hầu hết các loại hình kiến trúc cổ của Việt Nam, hội tụ được các yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống và làm phong phú thêm bằng những tố chất thích hợp của nghệ thuật nước ngoài.

Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều.

Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, khu phố cổ có diện tích khoảng 2km2, tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An.

Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam.

Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống như gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng.

Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi, trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ…

Nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm… nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hóa khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.

Cho đến nay, đô thị cổ Hội An vẫn là môi trường sinh sống của hàng ngàn người, đã mang ý nghĩa một bảo tàng sống về kiến trúc, về lối sống đô thị.

suc quyen ru cua pho co hoi an noi thoi gian ngung dong
Phố cổ Hội An (Quảng Nam) sở hữu nhiều nét văn hóa độc đáo được gìn giữ nguyên vẹn qua nhiều thập kỷ.

Ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrakech của Maroc, phiên họp lần thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) đã chính thức ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới do đáp ứng được hai tiêu chí gồm:

Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.

Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Xứ sở của những lễ hội truyền thống

Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong-Việt Nam; là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ-Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm-Việt-Hoa-Nhật-Ấn và các nước phương Tây.

suc quyen ru cua pho co hoi an noi thoi gian ngung dong
Một góc Phố cổ Hội An về đêm. (Ảnh: TTXVN)

Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai trò dòng chủ lưu là hệ thống các phong tục tập quán-tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Việt và cộng đồng cư dân gốc Hoa.

Gần như quanh năm bốn mùa, Hội An đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như: lễ hội cầu ngư-tế Cá Ông-đua thuyền; lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; Lễ cầu bông, long chu, xô cộ...

Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc-nghề May-nghề Gốm-nghề khai thác Yến sào...

Không khí lễ hội truyền thống ở Hội An luôn có một nét thu hút riêng. Người ta thích thú được tận mắt chiêm ngưỡng những lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, kỷ niệm các bậc thánh nhân hay các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.

Đặc biệt vào đêm 14 âm lịch hằng tháng, Lễ hội đêm Rằm phố cổ được diễn ra trong không gian bàng bạc ánh Trăng và lung linh ánh sáng của đèn lồng. Hội An lúc này mang một vẻ đẹp thơ mộng kỳ ảo, lãng mạn và đầy hoài niệm.

Không có ánh sáng của đèn điện, chỉ có ánh Trăng tỏa sáng trên phố cổ. Ánh Trăng làm cho Hội An đẹp hơn, phảng phất nhiều hơn nữa cái phong vị của ngày xưa cũ khiến bất kỳ ai cũng thấy tâm hồn lắng dịu.

Du khách còn được hòa mình vào các trò chơi dân gian, đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tường và được nhiều người ưa thích hơn cả là thả hoa đăng. Hoa đăng lung linh mang theo những tâm tình, những phiền muộn của con người trôi theo dòng nước chảy.

Sức quyến rũ của Di sản

Theo thống kê, Hội An có 1.360 di tích bao gồm 1.068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu.

Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất.

Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.

Hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An. Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An.

Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống,” bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ.”

Cuộc sống đời thường của thị dân Hội An diễn ra trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An.

Mô hình chung trong kiến trúc các ngôi nhà này thường theo kiểu hình ống được nối với nhau bằng nhiều nếp chạy dài từ phố này sang phố khác.

Mặt tiền hẹp thường là nơi buôn bán, giữa có sân, nhà sau là nơi chứa hàng và sinh hoạt, cuối cùng là cửa sau thông ra đường phố hoặc bờ sông.

Nhà được kết cấu khung gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch hoặc đá. Cửa trước đều có đôi mắt cửa, đó là hai cái núm gỗ tròn chạm hình âm dương, bát quái hay mặt hổ, rồng. Trang trí nội thất trong nhà rất cầu kỳ và đẹp mắt.

Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ.

Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn.

Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Với những giá trị đó, Hội An không chỉ vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, mà còn nhiều lần được các tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới vinh danh.

CNN (mạng truyền hình cáp nổi tiếng của Mỹ), cũng hết lời ca ngợi Hội An là một trong những phố cổ đẹp nhất của Đông Nam Á.

Gần đây nhất, tháng 7/2019, với số điểm cao nhất 90.39 điểm, Hội An được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel and Leisure bầu chọn là thành phố quyến rũ nhất thế giới 2019.

Hội An cũng là điểm du lịch Việt Nam đầu tiên được Google Doodle vinh danh trên trang chủ./.

Theo PV (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý, tạo môi trường du lịch an toàn, văn minh, lành mạnh

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ về phát triển du lịch năm 2023 và triển khai một số nội dung trọng tâm năm 2024.

  • Lý do bạn nhất định phải đến mùa hoa đẹp nhất trên đỉnh Fansipan

    (Xây dựng) - Một bức tranh vùng cao đẹp ngây ngất đang được vẽ lên tại Fansipan, Sa Pa, với sự bung nở của những loài hoa đẹp nhất, từ anh đào chúm chím khoe vẻ yêu kiều nơi phố núi, đỗ quyên reo sắc thắm rực rỡ trên từng vạt rừng Hoàng Liên Sơn, đến hoa rum trắng lãng mạn tựa trời Âu nơi chân núi Fansipan.

  • Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc

    (Xây dựng) - Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á với những cái tên đáng chú ý như The Ritz-Carlton Hong Kong, Capella Singapore... Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

  • Gợi ý lịch trình du lịch dịp nghỉ lễ 30/4/2024

    (Xây dựng) - Lễ 30/4 cận kề, năm nay, chỉ cần tranh thủ nghỉ phép thêm 1-2 ngày là đã có một kỳ nghỉ tương đương với Tết Nguyên Đán, lại chẳng âu lo về việc cúng bái hay thăm hỏi họ hàng như dịp Tết. Chính vì vậy, du lịch Lễ 30/4 đang dần trở thành xu hướng.

  • Khai trương đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Ngày 26/3, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.

  • Quảng Ninh sắp thí điểm du thuyền ngủ đêm trên vịnh Bái Tử Long

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Ninh dự kiến thí điểm khai thác dịch vụ du thuyền đẳng cấp trải nghiệm vịnh Bái Tử Long trong hè năm 2024. Theo đó, lần đầu tiên, du khách sẽ được tham quan, nghỉ đêm trên vịnh Bái Tử Long vào mùa hè này.

Xem thêm
  • Huyện đảo Cô Tô kỷ niệm 30 năm thành lập và khai mạc du lịch năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 23/3, tại Quảng trường Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), huyện Cô Tô đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (23/3/1994 - 23/3/2024) và khai mạc du lịch Cô Tô năm 2024.

    22:02 | 25/03/2024
  • Miệt cồn Trà Vinh có gì hấp dẫn mà du khách trong và ngoài nước rủ nhau đến khám phá trải nghiệm?

    (Xây dựng) - Trà Vinh vùng đất cuối dòng sông Mekong huyền thoại, được bao bọc bởi hai nhánh sông Cổ Chiên và sông Hậu. Các dòng sông hợp lưu đổ ra biển qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi cửa Cung Hầu và cửa Định An. Các dòng sông đã mang phù sa bồi đắp nên những dãy cù lao, miệt cồn sông nước xinh dẹp, bốn mùa cây lành trái ngọt, tôm cá đầy ghe… Là tài nguyên du lịch quý giá để mời gọi du khách gần xa đến khám phá trải nghiệm.

    17:44 | 25/03/2024
  • Tiên phong phát triển điểm đến du lịch tập trung tại miền Bắc

    (Xây dựng) - Với định hướng tiên phong phát triển trở thành điểm đến du lịch tập trung của miền Bắc, Dragon Ocean Đồ Sơn không chỉ hội tụ hệ tiện ích “tất cả trong một” mà còn là mắt xích kết nối cung đường di sản, mang kỳ vọng góp phần nâng tầm diện mạo du lịch khu vực.

    16:53 | 25/03/2024
  • Hàng ngàn khán giả hòa mình cùng vũ điệu Amazing Binh Dinh Fest 2024

    (Xây dựng) – Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest 2024 bắt đầu từ ngày 22/3 đến ngày 31/3/2024 với nhiều sự kiện, hoạt động phong phú, đa dạng nhằm kết nối văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Định được chính thức khai mạc tối 22/3 tại đầm Thị Nại (thành phố Quy Nhơn). Đêm khai mạc thu hút hàng ngàn khán giả đến xem, hòa mình cùng vũ điệu Amazing Binh Dinh Fest 2024.

    10:55 | 23/03/2024
  • Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

    (Xây dựng) - Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ tạo ra các sự kiện, điểm nhấn nhằm quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới trở thành hoạt động thường niên góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các tỉnh thành trong cả nước.

    08:57 | 23/03/2024
  • Bình Định: Du lịch xanh làng phong Quy Hòa mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo

    (Xây dựng) - Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 5km về phía Nam, làng phong Quy Hòa thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn đang là điểm đến du lịch xanh, văn hóa tâm linh mang nét đẹp cổ kính với kiến trúc của đạo công giáo được bao bọc bởi núi Xuân Vân và biển Quy Hòa giữa không gian xanh ngát.

    09:58 | 22/03/2024
  • Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo dịp lễ 30/4 - 1/5/2024 với Traveloka

    (Xây dựng) - Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, hãy cùng Traveloka khám phá vẻ đẹp huyền bí của Côn Đảo - "địa ngục trần gian" đã từng gắn liền với những câu chuyện trong quá khứ, nhưng nay đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch thú vị nhất. Đến với Côn Đảo trong dịp 30/4 và 1/5, bạn sẽ được trải nghiệm không gian yên bình của biển cả, khám phá những danh thắng tuyệt vời và tận hưởng những dịch vụ đẳng cấp từ Traveloka.

    18:45 | 21/03/2024
  • Về xứ Nẫu xem giải đua thuyền máy trên đầm Thị Nại

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, Grand Prix of Binh Dinh 2024 là sự kiện thể thao quốc tế trên biển lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, do tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức. Đây được xem là chuỗi sự kiện đặc biệt, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố biển Quy Nhơn vào cuối tháng 3 này.

    08:19 | 21/03/2024
  • Việt Yên (Bắc Giang): Chú trọng phát triển hạ tầng, nâng tầm du lịch

    (Xây dựng) – Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, trong những năm qua, thị xã Việt Yên (Bắc Giang) luôn quan tâm, phát triển hạ tầng du lịch, thu hút đầu tư, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch địa phương.

    12:47 | 20/03/2024
  • Ninh Bình: Doanh thu du lịch 3 tháng đầu năm trên 3.660 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong 3 tháng đầu năm 2024, bên cạnh việc tập trung đầu tư, tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho ngành thì doanh thu du lịch tại các điểm du lịch trên toàn tỉnh ước đạt trên 3.660 tỷ đồng.

    22:28 | 19/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load