Thứ bảy 20/04/2024 20:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sơn tĩnh điện của AkzoNobel: Thân thiện với môi trường, hiệu quả cao

16:49 | 04/09/2019

(Xây dựng) – Đây là lời khẳng định được đưa ra tại hội thảo quốc tế về thiết kế và kiến trúc mặt đứng ZAK (ZAK World of Facades), mới được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh bởi đại diện của lĩnh vực sơn tĩnh điện, thương hiệu AkzoNobel. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện quốc tế tập trung vào thiết kế và xây dựng mặt phẳng đứng.

 


Toàn cảnh hội thảo.

Tại sự kiện, các chuyên gia trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và kỹ thuật đã có cơ hội tìm hiểu về những cải tiến mới cũng như tiếp cận với những thách thức trong ngành.

Sơn tĩnh điện đang được coi là giải pháp hàng đầu đảm bảo chất lượng cao trong việc bảo vệ, trang trí các công trình và khả năng đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ của các quy định về môi trường.

Sản phẩm sơn tĩnh điện Interpon của AkzoNobel giúp trang trí và bảo vệ nhiều tòa nhà nổi tiếng trên thế giới cũng như tòa nhà dân cư, linh kiện máy móc, xe hơi, thiết bị nội thất kim loại và đồ gia dụng. Sản phẩm được bảo hành lên đến 30 năm, giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư và mang lại sự an tâm cho khách hàng. Bên cạnh đó, Interpon còn có bảng màu đa dạng, ứng dụng các công nghệ tiên tiến và được chứng nhận là sơn phủ bền vững.

Ông Jean Paul Moonen - Giám đốc toàn cầu phụ trách nhóm thiết kế, bộ phận marketing, thuộc đơn vị sơn tĩnh điện của AkzoNobel cho biết: Sơn tĩnh điện đang ngày càng được quan tâm. Hiện nay, khách hàng có xu hướng tìm kiếm các loại sơn hiệu năng (dưới dạng dung dịch) có thành phần tĩnh điện. Dòng sơn bột tĩnh điện Interpon D của chúng tôi đang đáp ứng rất tốt yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ và môi trường của các dự án lớn và phức tạp nhất.


Theo ông Jean Paul Moonen, khách hàng có xu hướng tìm kiếm các loại sơn hiệu năng (dưới dạng dung dịch) có thành phần tĩnh điện.

Ông Jean Paul Moonen cho biết thêm: Việt Nam là khu vực có khí hậu đặc thù và đa dạng, do đó sản phẩm sơn tĩnh điện với tính năng siêu bền là rất cần thiết để duy trì công trình trong mọi điều kiện thời tiết.

Những kết quả từ các công trình trước đây sử dụng Interpon D đã chứng minh sự vượt trội này. Năm 1992, các kiến trúc sư của bệnh viện Mission ở Mỹ sử dụng sản phẩm sơn tĩnh điện Interpon D2000 cho các bức tường và cửa sổ của công trình. Sau hơn 20 năm, màu sắc và độ bóng của công trình vẫn được duy trì, vượt xa cam kết chất lượng và bảo hành trong 15 năm.

Ông Maximilien Schreder - Giám đốc thương mại đơn vị sơn tĩnh điện khu vực Nam Á cho hay: AkzoNobel rất chú trọng đến các tác động tới môi trường khi phát triển sản phẩm. Ví dụ, chúng tôi đã nghiên cứu và sản xuất một loạt sản phẩm có tính chất giảm khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời, các dòng sản phẩm sơn và chất phủ của AkzoNobel hiện nay không chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds - VOC) hay các kim loại độc hại nặng như chì hay chromium (VI). Hơn nữa, sơn tĩnh điện rất dễ ứng dụng và người dùng có thể tái sử dụng sơn dư thừa, từ đó giảm cả chi phí và khí thải carbon đến môi trường”.

Vào năm 2015, AkzoNobel trở thành nhà cung cấp sơn tĩnh điện toàn cầu đầu tiên có được chứng nhận sản phẩm môi trường (Environmental Product Declaration - EPD). Năm ngoái, chứng nhận EPD được gia hạn cho các loại sơn Interpon D, có hiệu lực đến năm 2023.

Chí Thành

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thừa Thiên – Huế: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa có Công văn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng một số đối tượng lạ mặt xuất hiện tại các phiên đấu giá, có dấu hiệu bảo kê, đe dọa, can thiệp vào quá trình đấu giá…

  • Bắc Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và triển khai các dự án khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích vừa ký ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và triển khai các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

  • Cần Thơ: Tích cực tìm nguồn cát xây dựng các tuyến đường giao thông nhưng vẫn còn thiếu

    (Xây dựng) – Ngày 19/4, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức họp cơ quan báo, đài định kỳ quý I năm 2024. Tại họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, thành phố đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cát để xây dựng các tuyến đường giao thông.

  • Cao Bằng: Tăng cường hiệu quả quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Văn bản số 591/UBND-CN về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sau khi được cấp phép.

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 15/4, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vui mừng khi chứng kiến những chiếc sà lan chở cát đến công trình. “Hơn 10 tháng kể từ ngày khởi công, công trình nào cũng “đói” cát. Sợ chậm tiến độ, chúng tôi phải thi công cầu, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ… chờ cát. Giờ cát có rồi nhưng không biết cầm chừng được bao lâu, bao giờ, dân công trình hết nỗi lo thiếu cát”, ông Nguyễn Tất Đạt - Chỉ huy trưởng gói thầu 11 (thuộc Tập đoàn Định An) đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ lo âu.

  • Vĩnh Phúc: Khan hiếm vật liệu san lấp, nhiều công trình lo chậm tiến độ

    (Xây dựng) - Tiến độ nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nguồn đất san lấp ngày một khan hiếm. Đặc biệt là với các dự án công nghiệp, giao thông trọng điểm cần khối lượng sử dụng lớn thì vấn đề đáp ứng nguồn đất san lấp mặt bằng ngày càng trở nên cấp thiết.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load