Thứ bảy 20/04/2024 07:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phán xét của tòa án về việc không hủy phán quyết trọng tài

18:03 | 05/03/2019

(Xây dựng) - Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp cũng thường gây ra các tranh chấp về các hợp đồng kinh tế trong nhiều lĩnh vực. Lâu nay, thông thường khi có tranh chấp về kinh tế các đối tượng thường giải quyết theo con đường khiếu nại hành chính, đây là các xử xự theo thói quen nhưng không phù hợp về pháp luật trong xử lý tranh chấp. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam được quy định các tranh chấp trong vấn đề kinh tế phải được xử lý qua con đường Trọng tài hoặc qua tòa án. Mặc dù vậy trong nhiều trường hợp, nếu lựa chọn giải quyết tranh chấp đi theo hướng này, thì hầu hết các tranh chấp về kinh tế thường đi theo con đường kiện ra tòa kinh tế. Cũng không rõ nguyên nhân gì nhưng nhiều doanh nghiệp kêu ca rằng, những vụ kiện thông qua tòa thường giải quyết mất rất nhiều thời gian, nhiều vụ án tồn đọng, kéo dài thậm chí hàng 5-10 năm và qua nhiều cấp xét xử nhưng việc chấp hành án cũng không được thi hành. Qua nghiên cứu một vài phán xét của Trọng tài quốc tế về những tranh chấp trong hợp đồng kinh tế, chúng tôi thấy những tranh chấp đi theo con đường trọng tài được giải quyết tương đối nhanh gọn về thời gian và đạt hiệu quả, cũng có một lẽ đây là hai hệ thống khác nhau, có sự giám sát nhau trong việc giải quyết tranh chấp. Câu chuyện phán quyết của Trọng tài quốc tế (VIAC) vụ tranh chấp số 44/17 giữa Công ty CP Thương mại Dịch vụ - Vận tải Hưng Phát Thịnh và Công ty CP LOGISTIC SC cũng là một trường hợp như vậy.

phan xet cua toa an ve viec khong huy phan quyet trong tai
Ảnh minh họa.

Một phán quyết minh bạch và kịp thời

Ngày 21/5/2014, Nguyên đơn đã ký Hợp đồng dịch vụ vận tải số 001/THM-HPT-SC (sau đây Hợp đồng này gọi là “Hợp đồng 001) với Công ty Cổ phần Sữa TH (sau đây gọi là “Công ty Sữa”), cung cấp dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa cho Công ty này.

Ngày 26/3/2015, Công ty Sữa, Nguyên đơn và Bị đơn ký Thỏa thuận Chuyển nhượng Hợp đồng số PLCN_VT/023_2015 (Sau đây gọi là “Thỏa thuận Ba Bên”), chuyển nhượng cho Bị đơn các quyền và nghĩa vụ của Công ty Sữa đối với Nguyên đơn trong Hợp đồng số 001. Thỏa thuận Ba Bên có hiệu lực từ ngày ký.

Ngày 27/3/2015, hai Bên ký Hợp đồng dịch vụ vận tải số LSC_VT/010_2015 (sau đây gọi là “Hợp đồng 010”); và ngày 15/7/2016 ký Hợp đồng dịch vụ vận tải số LSC_VT/026_2016 (sau đây gọi là Hợp đồng số 026). Theo hai hợp đồng này, Nguyên đơn thực hiện dịch vụ vận tải cho Bị đơn.

Ngày 01/10/2016, hai Bên ký Phụ lục số 09 của Hợp đồng 010, sửa đổi Điều 3. Thời hạn hợp đồng, theo đó thỏa thuận “Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày 27/3/2015 và kéo dài tới ngày 30/9/2017 và sẽ tự động gia hạn thêm sáu (06) tháng nếu LSC không gửi thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời điểm kết thúc hợp đồng mười (10) ngày làm việc”.

Hợp đồng 010 và Hợp đồng 026 tuy cùng là hai hợp đồng dịch vụ vận chuyển, nhưng khác nhau về địa bàn, khoảng cách vận chuyển (kho xuất phát, điểm nhận hàng), giá dịch vụ… Sự khác nhau được thể hiện ở Phụ lục 3 của các hợp đồng này.

Ngày 04/10/2017, Bị đơn gửi Nguyên đơn Thông báo số 01702, thông báo đơn phương chấm dứt Hợp đồng 026 với Nguyên đơn từ ngày 12/10/2017. Nguyên đơn cho rằng Bị đơn vi phạm hợp đồng vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và đã chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Hai Bên đã tiến hành thương lượng năm lần giải quyết công nợ nhưng không thành.

Ngày 15/6/2018, Trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) đã ban hành Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp 44/17 quyết định Công ty CP LOGISTIC SC phải trả cho Công ty CP Thương mại Dịch vụ - Vận tải Hưng Phát Thịnh hơn 7,3 tỷ đồng Việt Nam.

Không đồng tình với Phán quyết của trọng tài, Công ty CP LOGISTIC SC có đơn gửi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội yêu cầu hủy phán quyết của Trọng tài trong vụ tranh chấp 44/17.

Ngày 5/10/2018, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tổ chức phiên xét xử, sau khi xem xét Tòa án Nhân dân TP Hà Nội quyết định “về việc không hủy Phán quyết trọng tài” .

“Không chấp nhận yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 44/17 ngày 15/6/2018 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Về lệ phí: Công ty cổ phần Logistic SC phải chịu 500.000 (năm trăm nghìn) đồng lệ phí yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài…”

Đằng sau những phán quyết?

Sau phán quyết của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vào hồi 9h00 ngày 28/11/2018, Đội thi hành án tiến hành lập biên bản về việc giải quyết việc thi hành án. Trong Biên bản cuộc họp nghiên cứu ý kiến của bà Văn Thị Đào Lý đại diện cho Công ty CP Logistic SC có ý kiến như sau: “Hiện nay Công ty đang nợ ngân hàng Bắc Á số tiền tương đối lớn, khoảng 900 tỷ đồng bằng việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là nhà đất tại xã Nghi Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, diện tích khoảng 10.000 m2”.

Qua vấn đề này người ta đặt ra một số câu hỏi: Tại sao công ty CP Sữa TH lại thay đổi hợp đồng đã ký để giao quyền và nghĩa vụ cho Công ty Logistic SC với Công ty CP Thương mại Dịch vụ - Vận tải Hưng Phát Thịnh; liệu đây có phải là bài toán “thoát hiểm” khôn khéo.

Trong khi Công ty Logistic SC không có tiền để thi hành án mà lại còn vay của ngân hàng Bắc Á hơn 900 tỷ đồng, vậy số tiền đó đi đâu? Tại sao ngân hàng Bắc Á lại cho công ty kia vay số tiền này.
Trong khi chủ tịch Công ty CP Sữa TH lại là Chủ tịch ngân hàng Bắc Á thì việc cho vay lòng vòng này đã có dấu hiệu không bình thường trong hoạt động tài chính? Đồng thời cũng vi phạm luật của tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Các ngân hàng không được cho doanh nghiệp trong cùng hệ thống vay quá 5% vốn điều lệ.

Liệu số vốn mà Công ty Logistic SC vay của ngân hàng Bắc Á vượt bao nhiêu phần trăm so với quy định. Không những với công ty này dư luận còn phát hiện ngân hàng Bắc Á còn cho vay với nhiều công ty con và công ty liên kết với số tiền lớn.

Ngân hàng Nhà nước cần sớm vào cuộc để kiểm tra hoạt động của ngân hàng Bắc Á. Đây là bài học đã từng xảy ra những năm gần đây trong hệ thống ngân hàng gây thất thoát tiền của của nhà nước; việc tiến hành kiểm tra ngay bây giờ tuy có muộn nhưng rất cần thiết.

Có lẽ qua những phán quyết của trọng tài quốc tế và Tòa án Nhân dân TP Hà Nội trong vụ tranh chấp 44/17 cũng tạo cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có tranh chấp về kinh tế sẽ lựa chọn được một phương án giải quyết tốt nhất.

Duy Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load