Thứ sáu 29/03/2024 21:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Những điểm nghẽn của ngành cơ khí Việt Nam

16:32 | 16/12/2019

Theo KS Đào Phan Long - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng: "Bất kỳ ngành sản xuất nào mà không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, trước hết là thị trường nội địa đều không thể phát triển được. Việt Nam chưa có những biện pháp phù hợp để bảo vệ và khai thác thị trường nội địa cho phát triển ngành".

nhung diem nghen cua nganh co khi viet nam
Cơ khí Việt Nam cần bứt phá

Theo số liệu sơ bộ, hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài hàng chục tỉ USD trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế bao gồm các ngành sản xuât công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và an ninh quốc phòng. Từ đó có thể thấy, dư địa thị trường để phát triển các ngành cơ khí sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư trong nước là khá tiềm năng.

nhung diem nghen cua nganh co khi viet nam
Ngành cơ khí Việt Nam còn nhiều điểm nghẽn.

Mặt khác, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đầu tư những nguồn lực lớnđể phát triểncác dự ánnăng lượng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, xây dựng giao thông cầu đường, cảng biển, hệ thống thủy lợi, phát triển nông, lâm, hải sản, dịch vụ bưu chính viễn thông…Đây cũng là một thị trường đóng vai trò rất quan trọng cho các sản phẩm cơ khí.

Mặc dù vậy, nhiều năm qua ngành cơ khí nội địa Việt Nam lại không có được nhiều thị phần của dung lượng thị trường này vì doanh nghiệp cơ khí nội địa đã luôn phải tự bơi trong cơ chế thị trường nội địa chưa hoàn thiện, phải theo cơ chế xin - cho, ít đơn hàng đầu tư công và luôn bị doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh quyết liệt. Đây là vấn đề cần được lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem xét để có chính sách khắc phục trong những năm tới.

nhung diem nghen cua nganh co khi viet nam
Tỉ lệ nội địa hoá ngành cơ khí còn thấp

Theo ông Đào Phan Long, trong thời gian tới, thị trường cho công nghiệp cơ khí Việt Nam sẽ ngày càng được mở rộng với các FTAs Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, nếu không tận dụng được cơ hội thị trường này, các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp nhiều nước đang sẽ tiếp tục khai thác thị trường nội địa Việt Namthay vì các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, cũng theo chủ tịch VAMI, trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đa phần còn thấp. Các doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm chưa căn cứ theo thị trường lâu dài mà phần lớn chỉ sản xuất theo các hợp đồng nhỏ lẻ; lựa chọn phương án đầu tư sản xuất khép kín, thiếu sự hợp tác liên kết và đổi mới trang bị công nghệ có năng suất, độ chính xác cao, tiêu hao năng lượng thấp... nên giá thành và chất lượng sản phẩm của cơ khí Việt Nam khó cạnh tranh.

Việc đầu tư đổi mới công nghệ trùng lặp, phân tán, gây lãng phí lớn và hiệu quả sản xuất kinh doanh kém.

Trước hoàn cảnh rất khó khăn trong nhiều năm qua nhưng Việt Nam đã có một số doanh nghiệp cơ khí nội địa thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, cổ phần, cơ khí quốc phòng đã trưởng thành vượt bậc cả cơ sở vật chất, đội ngũ như một số doanh nghiệp đóng tàu biển, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, máy nông nghiệp, sản xuất, lắp ráp ô tô, chế tạo biến thế điện, chế tạo phụ tùng, linh kiện, nghiên cứu khoa học công nghệ hiện là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Đây là những phân ngành sản xuất mà trong thời gian tới Việt Nam vẫn có thị trường nội địa rất lớn, do đó Chính phủ cần tiếp tục khuyến khích phát triển.

Thời gian qua Chính phủ và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế đối với cơ khí nhưng các chính sách đó chưa thực sự đi vào cuộc sống; Hệ thống chính sách quản lý phát triển kinh tế, công nghiệp của nhà nước trong đó có cơ khí chưa đồng bộ.

Theo Hương Phan/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load