Thứ năm 28/03/2024 23:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Những phiên chợ độc cầu may

18:14 | 05/02/2019

(Xây dựng) - Không ai biết chính xác chợ Việt Nam được hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ khác nhau, nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn là biểu hiện văn hóa Việt một cách đậm nét. Chợ Việt Nam có lẽ được hình thành ngay thời lập quốc.

Theo truyền thuyết từ thời Hùng Vương, người Việt đã biết giao lưu buôn bán với nước ngoài qua tích “Quả dưa hấu” của chàng Mai An Tiêm, với hình ảnh những thuyền buôn ghé đảo Nga Sơn đổi dưa lấy vật dụng, hạt giống, con giống...

Và cho dù đã bước sang thế kỷ 21, ở thời công nghệ cao, có hàng ngàn “siêu thị” khổng lồ khắp các tỉnh thành thì những “phiên” chợ xuân cầu Phúc - Lộc - Thọ độc nhất trong năm với kiểu trao đổi mua bán hàng hóa từ thời xa xưa lại mang hấp lực đặc biệt, mọi người rủ nhau, chen nhau đi chợ phiên như đi hội…

Theo chiều dài đất nước, cùng đi những phiên chợ mùa xuân cầu may:

Chợ tình Khau Vai

Đây là phiên chợ di sản của vùng cao nguyên đá Mèo Vạc, Hà Giang, được họp trên quả đồi thuộc bản Khau Vai vào đêm 27/3 âm lịch. Tương truyền chợ Tình có từ xa xưa, nhưng “thịnh” nhất hơn trăm năm nay, là phiên chợ “hoài niệm tình xưa” truyền thống của người dân tộc H’Mông. Những người đi chợ là để gặp “tình cũ”, không thành vợ thành chồng. Họ đến, trao nhau yêu thương nhớ nhung, chợ tan, lại trở về sống thực, không có sự hờn ghen... Đặc biệt trong đêm ấy, cả quả đồi đâu đâu cũng rộn ràng tiếng hát, tiếng khèn, tiếng sáo gọi bạn tình, trao duyên tình…

Chợ Lượn

Trong dịp Tết Nguyên Đán, ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, trong phiên chợ xuân, đồng bào Tày thường tổ chức hát lượn giao duyên, nên gọi là chợ Lượn. Nam thanh, nữ tú đến chợ mua bán là phụ, mà hát lượn là chính. Hát lượn là điệu hát giao duyên của người Tày, nam xướng, nữ đối (hoặc ngược lại) từ sáng tới chiều, cho đến lúc tan chợ. Nhiều lứa đôi đã bén duyên, nên vợ nên chồng sau phiên chợ Lượn này.

Phiên chợ Cưới

Phiên chợ đặc biệt của người dân tộc ở xã Tam Lộng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, họp vào ngày 25 tháng Chạp. Trai gái trong các bản làng kéo tới rất đông, có cả cha mẹ ông bà đi theo để chứng kiến lời giao ước. Có cặp đã yêu nhau, hay đến chợ mới làm quen và tìm hiểu nhau. Chợ Cưới là một kiểu chợ tình ở vùng trung du và đôi nào “thành” ở phiên chợ này xem như được Phúc Lộc trăm năm.

Chợ Mục Đồng

Tại xã Yên Thư, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc có phiên chợ dành riêng cho trẻ “mục đồng” chăn trâu, bò, dê… vào ngày 28 tháng Chạp. Sáng ngày 28, trẻ mục đồng mặc quần áo mới rủ nhau đi họp chợ. Chợ họp trên một khoảng đất trống, bày bán đủ loại gà vịt, mũ nón, bánh trái… kẻ mua, người bán, ồn ào, tấp nập vui nhộn. Phiên chợ này ngày nay không chỉ có trẻ mục đồng mà còn có những người người chăn nuôi gia cầm, gia súc khắp trong vùng mang “đặc sản” như gà Đông Tảo, gà ri, heo mọi (lợn cắp nách)… đến đây.

Chợ Âm Dương

Chợ tồn tại đã được vài trăm năm nay, họp 1 phiên vào mùng 2 Tết tại xã Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang. Dân vùng này thờ thần Bạch Hổ, nên mở chợ đề cầu an, cầu phúc. Chợ họp khi trời còn chạng vạng, rạng sáng hôm sau chợ tan. Chợ họp ngay tại sân đình, các loại hàng hóa chính là rau, cá, bún, bánh.

Chợ Làng Ó (chợ Gà , chợ Sáu)

Của làng Xuân Ổ (làng Sáu - chợ Sáu), thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Chợ mở đêm mùng 4 Tết. Tương truyền xưa nơi đây là bãi chiến trường, nên người âm - dương có thể gặp nhau. Ở đầu chợ người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương gian, không ai được đốt đèn, nói to giọng. Trời nhập nhoạng tối, mọi người đã đến, để người trần và người âm cùng nhau đi chợ. Chợ bán mua trái cây, trầu cau và đặc biệt mua bán những con gà đen tuyền (gà Ó), theo truyền thuyết giống gà này có thể nhập được vào cõi âm để bẩm với Thành Hoàng làng, mong Ngài phù hộ cho dân làng được nhân khang, vật thịnh. Nhà nào có gà Ó mang bán ở chợ sẽ được hưởng phúc lớn. Chợ họp đến canh tư là tan, trời còn tối, trong mờ ảo sương, có nhiều quán trầu cau để cho các “liền anh”, “liền chị” mời nhau miếng trầu và hát quan họ đợi trời sáng.

Chợ Đình Cả

Họp phiên duy nhất ngày 2 Tết, thuộc xã Tân Hương, Ninh Giang, Hải Dương. Chợ có từ năm Thái Hoà (1676 - 1679) gắn liền với sự tích Đình Cả và sự tồn tại của làng Bói. Đầu năm, ai cũng mong tìm mua cho mình và gia đình một món hàng để mong sự may mắn. Chợ bán muối, bún, hải sản và trầu cau. Khi mua xong, mọi người vào trong Đình Cả dâng hương tưởng nhớ các anh hùng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, dựng làng lập ấp và mang lại ấm no cho dân làng. Ngoài ra, đây còn là phiên chợ cầu duyên đầu năm mới.

Chợ Ngái

Không rõ tự bao giờ, làng Ngái, Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội có phiên chợ độc đáo trước và sau Tết Nguyên đán, chuyên bán mua một mặt hàng, như một nét văn hóa độc đáo của ngôi làng cổ này. Phiên chợ đặc biệt kéo dài từ năm cũ sang năm mới, gồm 5 phiên nhỏ: Chợ Ngái vàng mã, họp sáng 16 tháng Chạp, mua bán vàng mã, chuẩn bị lễ tiễn ông Công - ông Táo chầu Trời; Chợ Ngái lá dong, họp ngày 21 tháng Chạp, mua bán lá dong, lạt giang, cho gói bánh chưng; Chợ Ngái hàng cam, họp ngày 26 tháng Chạp, mua bán cam bưởi, trái cây, cho mâm ngũ quả ngày Tết; Chợ Ngái hàng cá họp ngày mùng 3 Tết, mua bán cá, cúng cơm cá trong lễ “Tạ Cụ” đầu Xuân; Chợ Ngái hàng gà, họp mùng 6 Tết, mua bán gà, cho lễ hạ cây nêu mùng 7 Tết.

Phiên chợ đồ cổ

Chợ họp duy nhất một lần trong năm vào 23 - 30 tháng Chạp tại ngã 5 phố cổ Hàng Mã, Hàng Lược, Hà Nội... Ngày xưa, chợ bán toàn đồ cổ, nay chủ yếu bày bán đồ giả cổ, đồ đồng... Khách đến đây chủ yếu mua đồ về trang trí trong nhà, cũng có những người đến đây chỉ để ngắm, đi chơi vào những ngày giáp Tết. Đây cũng là điểm hẹn cuối năm của những người mê đồ cổ trong cả nước.

Chợ Đồng

Ở làng Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Chợ họp trên cánh đồng khô ráo ở đầu làng vào ngày 24 tháng Chạp, hầu như tất cả mọi người trong làng đều đi chợ. Họ đi chợ để bán, mua, chúc mừng nhau khi năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến. Đặc biệt, nhiều người đến chợ để tham gia hội thi thơ nhân dịp Tết, vì đây là quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Ai có bài thơ hay, trúng giải thì được cùng các bô lão trong làng “nếm rượu tường Đền”, một loại rượu đặc sản rất ngon của vùng này.

Chợ Viềng

Có hai chợ Viềng: Chợ Viềng Phủ gần phủ Dầy, Vụ Bản, Nam Định; Chợ Viềng Chùa ở gần chùa Bi, Nam Trực, Nam Định. Dân gian có câu “Chợ Viềng 2 chợ, 1 phiên” chỉ 2 chợ này cùng tên Viềng và họp cùng phiên, cùng buôn bán đồ cổ, đồ mỹ nghệ bằng gốm - sứ - đồng - đá… đồ cũ, nông cụ, cây cảnh, giống cây trồng, thịt bê... Chợ họp từ đêm mùng 7 đến rạng sáng mùng 8 Tết, “bán rủi, mua may”. Đi chợ cầu may nên ít mặc cả để “bồng” ông Lộc về nhà.

Hai đặc sản thu hút mọi người là thịt bê thui và mía Đường Trèo (mía Đường Trèo ngày nay hiếm có, thay vào là mía ruột vàng, vỏ màu cánh gián, từ Thanh Hóa, Ninh Bình đưa ra) được xem như đặc sản cầu lộc. Ngày nay, đi chợ Viềng còn kết hợp vào Phủ, Đền, Chùa cầu may, đặc biệt là Phủ Dày thờ Mẫu Liễu Hạnh và dự một thanh đồng nghe hát chầu văn.

Chợ Chuộng

Theo lệ, người dân xã Dân Quyền, Triệu Sơn, Thanh Hóa chờ đến ngày mùng 6 Tết để tổ chức họp chợ. Người đi chợ không chỉ để mua tài cầu lộc, mà còn tham gia lễ hội ném cà chua mong nhận được sự may mắn ngày đầu năm.  Các mặt hàng được bày bán ở chợ là những sản vật nông nghiệp trong vùng như: Khoai lang, cà chua, rau quả; các loại bánh được làm từ bột gạo như: Bánh cuốn, bánh răng bừa, bánh đa…

Chợ Bến

Ở Đồng Hới, Quảng Bình, chỉ họp ba ngày đầu năm, dọc theo bờ sông Nhật Lệ, Trên bộ xe cộ tấp nập, dưới sông thuyền ghe chen nhau san sát. Người về họp chợ mang theo các loại đặc sản ở quê mình như các đồ thủ công mỹ nghệ, tôm, cá, thịt heo rừng, mật ong, gà, vịt, bánh, kẹo, đồ chơi trẻ em… Kẻ mua người bán dù không quen biết nhau vẫn chào hỏi, chúc tụng lẫn nhau và không nói thách, bớt một thêm hai. Đi chợ cầu sự may mắn, cầu phúc lộc thọ cho năm mới. Chợ còn tổ chức các trò chơi dân gian như chọi gà, leo cột mỡ, đi cầu nối trên sông hay túm tụm quanh các điểm bài chòi...

Chợ Đình Bích La

Ở đình Bích La, xã Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị, họp đêm mùng 2 - sáng mùng 3 Tết, phiên chợ bao giờ cũng được mở đầu bằng lễ cúng tạ ơn trời đất và các bậc tiên linh, với tâm điểm là lễ cầu thần Kim Quy. Các mặt hàng bày bán tại chợ là những hàng nông sản tinh túy nhất do chính người làng Bích La làm ra.

Chợ thịt heo và Chợ Cồn

Chợ thịt heo họp tại xã Mỹ Lợi, Vĩnh Lộc, Thừa Thiên - Huế vào các ngày 29 và 30 tháng Chạp, chợ không họp ở chợ thường ngày mà họp trên những chòi cao mới cất ở gần khu chợ thường ngày. Chợ Cồn họp ở xã Vĩnh Mỹ, Vĩnh Lộc, Thừa Thiên - Huế, từ mùng 1 - 2 Tết, tại cồn cát cách khu chợ thường ngày khoảng 1.500m. Từ xưa người dân ở hai xã Vĩnh Mỹ và Mỹ Lợi cho rằng trong những ngày Tết, “người âm” cũng về họp chợ nên người trần họp chợ ở nơi khác và nhường chợ cũ cho người âm.

Chợ Xuân Gia Lạc

Đây là phiên chợ Hoàng gia, có từ năm 1826 thời vua Minh Mạng (1820-1840), do hoàng tử thứ tư của vua Gia Long là Định Viễn công Nguyễn Phước Bình sáng lập với mong muốn cho dân gian được hưởng những món ngon cung đình.

Xưa chợ họp ở Phủ hoàng tử, nay họp ở ngã ba Dương Nỗ, cách TP Huế 3km. Chợ họp mỗi năm một phiên, đông vui nhất là sáng mồng 1 Tết. Chợ Gia Lạc bày bán nhiều món ăn cung đình và đặc sản của các địa phương như: Thịt heo quay, các loại bánh mứt khéo, chuối ngự Nam Giao, quýt ngọt Hương Cần, trầu hương chợ Dinh, cau Nam Phổ vỏ mỏng nhỏ xơ ruột trong. Đi chợ không được nói “mua, bán” mà thay vào bằng “biếu tặng”.

Phiên chợ còn có các trò chơi dân gian như hát bài chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài tha, bài vụ... Theo phong tục cũ, người ở chợ Dinh, Gia Hội đi chợ này là để có dịp bói đò năm mới vì phải qua sông, nếu đến bến mà đò đang neo đợi, nghĩa là sẽ được thong dong trong năm mới.

Chợ Gò Trường Úc

Chợ họp vào ngày mùng 1 Tết, trên một gò đất dưới chân núi Trường Úc, cạnh bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại, thị trần Tuy Phước, cách TP Quy Nhơn 8km. Đây là vùng “đất võ trời văn” Bình Định. Tương truyền, chợ Gò là nơi tập trận của anh em nhà Tây Sơn thời dựng cờ khởi nghĩa, bộ binh đóng trên núi Trường Úc, thủy quân ở đầm Thị Nại.

Bên cạnh những sản vật của người dân Tuy Phước, chợ còn có các gian hàng thư pháp, tranh Tâm Nguyên Đường (loại tranh thư pháp nổi tiếng của Bình Định được thể hiện trên nhiều chất liệu như: giấy, gỗ, đá, gốm…). Theo tục lệ, khách mua 12 lá trầu để tượng trưng 12 tháng trong năm, hai trái cau chín đỏ, một ít vôi Trường Úc và một chùm trái sung với ý nói lên sự sung túc giàu sang của mọi gia đình làm ăn trong năm mới.

Chợ còn có tục lệ, ai đến trước bày hàng bán trước, ai tới sau thì nối đuôi nhau bày hàng. Ở phiên chợ này, du khách còn được thưởng thức nghệ thuật hát bài chòi và tuồng của những nghệ nhân, đi du xuân hái lộc, cầu may xin thẻ cầu duyên ở Chùa Long Sơn cạnh đó.

Chợ Lá dong Ông Tạ

Đây là phiên chợ mang hồn “Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”, nằm ở ngã ba Ông Tạ, giao nhau giữa đường Phạm Văn Hai - CMT8, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Mỗi năm, chợ lá dong Ông Tạ chỉ họp đúng một lần vào dịp giáp Tết Nguyên đán, tương truyền chợ đã có mấy trăm năm bằng tuổi Sài Gòn. Chợ đặc biệt bán loại lá dong sống nhỏ mềm, lá dai, xanh mướt, sợi lạt giang mềm dai chắc, và các loại đậu xanh, nếp mang từ ngoài Bắc vào để gói ra những chiếc bánh chưng đúng kiểu Lang Liêu. Ngoài ra, chợ còn bán trà Bắc, các loại bánh mứt mang hương vị Hà Nội…

Cùng với tiến trình của lịch sử dân tộc, lịch sử bang giao với quốc tế, chợ Việt Nam là nơi trao đổi hàng hóa giữa các cộng đồng toàn cầu. Và những phiên chợ xuân độc nhất cầu Phúc - Lộc - Thọ đầu năm mới mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống như một bảo tàng dân gian đặc biệt của người Việt, một loại hình di sản độc đáo được giữ gìn, bảo tồn như kho tàng quý giá.

Hoài Hương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mộc Châu (Sơn La): Độc đáo Lễ hội Cầu mưa năm 2024

    (Xây dựng) – Cầu mưa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm được người Thái trắng, xã Mường Sang tổ chức vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu đồng thời, giáo dục thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.

  • “Tây Ninh – Khúc hát tự hào” sẽ được tổ chức vào ngày 30/3/2024

    (Xây dựng) - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật quy mô với màn trình diễn 3D mapping và pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút tại Quảng trường Ga đi cáp treo núi Bà Đen. Hãy tới Tây Ninh cuối tuần này để dâng đăng, ngắm pháo hoa, xem trình diễn nghệ thuật với công nghệ 3D mapping.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Điện Biên vừa ký ban hành Quyết định số 464/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2025.

  • Chùa Đậu – Đệ nhất danh lam và bí ẩn nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư

    Chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) được công nhận hai kỷ lục quốc gia: Là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và sở hữu cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

  • Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền về tín ngưỡng tâm linh, thể hiện lòng biết ơn tới vị tướng anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc, giúp bản làng có cuộc sống bình yên. Xã Mường Trai (Sơn La) vừa long trọng tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Xem thêm
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lăng miếu Triệu Tường tại xã Hà Long

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung (giai đoạn 2).

    20:58 | 25/03/2024
  • Khai hội chùa Bổ Đà - Ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Ngày 24/3, UBND thị xã Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Bổ Đà và Liên hoan Dân ca quan họ năm 2024. Chùa Bổ Đà được coi là ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc, được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016.

    08:23 | 25/03/2024
  • Tinh hoa ẩm thực Bình Định

    (Xây dựng) - 54 gian hàng với những tinh hoa ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của Bình Định đã được giới thiệu đến công chúng tại khu vực Thi Nai Bay, thành phố Quy Nhơn. Lễ hội đem đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị đối với người dân, những tín đồ ẩm thực trong nước và khách quốc tế.

    14:37 | 24/03/2024
  • Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024

    (Xây dựng) – Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 24–27/3 (tức ngày 15-17/2 âm lịch). Đến thời điểm này, huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, công tác tổ chức khai mac lễ hội cơ bản hoàn thành, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, an toàn, mang đậm nét văn hóa trên hành trình đến với Phật, về với Mẫu.

    22:51 | 23/03/2024
  • Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

    (Xây dựng) - Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ tạo ra các sự kiện, điểm nhấn nhằm quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới trở thành hoạt động thường niên góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các tỉnh thành trong cả nước.

    08:57 | 23/03/2024
  • Hơn 30 gian hàng tại Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”

    (Xây dựng) - Ngày 22/3, tại công viên Yến Phi, đường Trần Phú, UBND thành phố Nha Trang tổ chức Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”. Đây là 1 trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (22/4/2009-22/4/2024).

    22:55 | 22/03/2024
  • Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

    (Xây dựng) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

    14:06 | 22/03/2024
  • Lưu giữ giá trị kiến trúc độc đáo của người Nùng ở Bắc Giang

    (Xây dựng) - Là một bản làng nhỏ, nằm nép mình bên những sườn đồi quanh năm xanh mát, bản cổ Bắc Hoa, xã Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) được biết đến với những ngôi nhà trình tường được làm bằng đất - một nét kiến trúc độc đáo của người dân tộc Nùng.

    20:52 | 21/03/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc cầu ngói Phát Diệm hơn trăm năm tuổi

    (Xây dựng) – Cầu ngói Phát Diệm, thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) bắc qua sông Ân có tuổi đời trên trăm năm có lối kiến trúc độc đáo, là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và cũng là nơi gắn liền với hình ảnh đất và con người vùng biển Kim Sơn.

    19:43 | 21/03/2024
  • Trà Vinh: Vận động xây dựng Khu lưu niệm “Vua vọng cổ” Viễn Châu

    (Xây dựng) - Sáng 21/3, Ban Vận động gây quỹ xây dựng Khu lưu niệm cố Soạn giả - NSND Viễn Châu (Ban Vận động) tổ chức cuộc họp. Theo Ban vận động, khu lưu niệm dự kiến xây dựng với diện tích 11.300m2 đất tại ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

    16:12 | 21/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load