Thứ năm 25/04/2024 20:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Một góc nhìn về quy hoạch

15:42 | 30/07/2019

(Xây dựng) - Sự phồn vinh của đô thị, nếu nhiều người còn nghĩ vậy, chỉ là những hình ảnh rực rỡ trên các đường phố lớn - phần rộng hơn nhiều thuộc về nông thôn và sự nghèo nàn vẫn ngự trị ngay trong các trung tâm đô thị, đằng sau những tuyến phố lộng lẫy.

mot goc nhin ve quy hoach
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Thực tế cho thấy, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang đòi hỏi phải có sự nhìn nhận lại công tác quy hoạch. Nói một cách sòng phẳng, công tác quy hoạch theo cách làm hiện nay, hầu như không đáp ứng được, nếu không nói là hoàn toàn thất bại. Những bức xúc của các vấn đề đô thị hóa ngày càng căng thẳng hơn.

Dù đã phát triển với hơn 800 đô thị lớn nhỏ, nhưng bên rìa nhiều đô thị ở Việt Nam, chỉ cần ra ngoại thành một chút thôi, sẽ thấy vẫn hiện hữu những làng quê với lối sống thôn dã rõ nét. Đó cũng là nơi cư ngụ của hầu hết cư dân làm nông hoặc bán nông nghiệp. Và ở đây, không khó bắt gặp những con đường đất, đường lát gạch, cấp phối nhỏ hẹp quanh co… đặc điểm nông thôn khá rõ.

Thêm nữa, sự phân bố các nguồn lực đầu tư trong quá trình đô thị hóa cũng không tương xứng với vai trò và sự đóng góp của nó trong quá trình phát triển chung của cả đô thị. Người dân khu vực bị đô thị hóa khi mất ruộng được quá ít quyền lợi. Đáng lẽ họ phải được sống trong một mô hình tổ chức cuộc sống mới tốt hơn những gì đang có hiện nay. Nhưng điều này chưa nơi nào làm được.

Nhà ở được xem là tiêu chí đánh giá chất lượng đô thị Việt Nam. Tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện trong hai thập kỷ qua, nhưng trong tổng số 26,9 triệu hộ dân cư, còn 4.800 hộ không có nhà ở; trung bình cứ 10 nghìn hộ dân cư thì có khoảng 1,8 hộ không có nhà ở.

Ngay với Thủ đô Hà Nội, đến nay mới có hơn một nửa số hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Trong khi đó, trên địa bàn có 32 trạm cấp nước sạch nông thôn không hoạt động do công trình đầu tư dang dở hoặc bị xuống cấp. Hiện, có 87 trạm đang hoạt động với tổng công suất khoảng 70 nghìn m3/ngđ, cấp nước ổn định cho khoảng 100 nghìn hộ dân, chiếm 10% số dân sử dụng nước sạch trên toàn thành phố.

Phần lớn người dân đô thị hiện nay đều cho rằng, mở vòi nước trong nhà là có nước dùng, cho nên có thể bất ngờ, nếu bạn biết mình may mắn thuộc số 2/3 cư dân đô thị được dùng nước máy cá thể. Còn lại dân số đô thị Việt Nam đang dùng nước từ các vòi công cộng, phải mua nước từ xe téc, lấy nước giếng khoan, giếng đào và từ ao, hồ… Nghĩa là, dù công cuộc đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh (trên 34%), nhưng phương cách sinh hoạt (chất lượng sống) vẫn một nửa là nông thôn. Thậm chí, về môi trường sống tự nhiên, còn tệ hơn nông thôn cũ vì tầng nước mặt hiện nay (khai thác từ giếng khoan, giếng đào, ao hồ…) đã bị ô nhiễm nặng do rác thải, phân bón, thuốc trừ sâu…

Rõ ràng, đây là một thách thức không nhỏ trong tương lai gần đối với các nhà hoạch định chính sách. Đô thị hóa, người dân được thêm gì? Người dân cũng hỏi: Bao giờ con cái tôi có được việc làm tốt? Bây giờ tôi sẽ làm nghề gì khi không có ruộng? Bao giờ làng tôi có nước sạch? Bao giờ đình làng được tu sửa lại? Bao giờ làng hết tắc đường? Bao giờ ao làng hết bẩn? Bao giờ hết nghiện hút trong làng? Bao giờ làng có được sự yên bình như xưa?... Tất cả các câu trả lời đang ở phía trước.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load