Thứ ba 16/04/2024 22:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Cty Luật SBLaw: Cần phòng vệ thương mại đối với lĩnh vực sản xuất sứ, sen vòi

15:01 | 10/10/2019

(Xây dựng) - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng như hiện nay, các nước có xu hướng ngày càng gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh thuế) nhằm hạn chế tác động của hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài và bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Trong thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã có các quy định pháp luật khá hoàn chỉnh và đầy đủ về việc thực thi 03 Pháp lệnh Chống bán phá giá, Chống trợ cấp và Tự vệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết các quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân doanh nghiệp. Nhằm giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về quyền lợi và lợi ích của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực sứ, sen vòi, Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Cty Luật SBLAW.


Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Xin ông cho biết, sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới các ngành hàng của Việt Nam nói chung và lĩnh vực sản xuất sứ, sen vòi nói riêng?

- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với việc áp dụng thuế suất cao các mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ dẫn tới việc Trung Quốc vấp phải hàng rào thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Do đó, Trung Quốc sẽ tìm những thị trường xuất khẩu mới để thay thế và lẩn tránh thuế bằng cách gian lận về xuất xứ hàng hóa. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có đường biên giới đất liền lớn với Trung Quốc và cũng là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn ra thị trường thế giới. Vì vậy, Việt Nam được coi là thị trường mà DN Trung Quốc tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các hàng dư thừa khi không xuất được sang Mỹ hoặc các quốc gia có thuế suất cao. Tất cả các ngành hàng tiêu dùng của Trung Quốc vào Việt Nam qua cả đường chính ngạch và tiểu ngạch đều được bán dưới giá thành và cạnh tranh bằng giá đối với DN Việt Nam.

Đối với hàng hóa trong lĩnh vực VLXD như sứ, sen vòi, chúng ta biết là thị trường BĐS của Việt Nam đang hồi phục dần, việc tiêu thụ các hàng hóa này cũng là một kênh giúp Trung Quốc có thể đẩy rất nhiều hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất. Bên cạnh đó, có một số đơn vị thương mại của Việt Nam lợi dụng điều kiện, hoàn cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tăng cường nhập hàng giá rẻ về sau đó làm giả xuất xứ hàng hóa bằng cách gắn chữ Made in Vietnam hoặc gắn thương hiệu của nước ngoài hoặc Việt Nam được người tiêu dùng tin tưởng. Tất cả những động thái này đều gây thiệt hại rất lớn cho DN Việt Nam.

Vậy, Chính phủ có nên bảo vệ DN sản xuất trong lĩnh vực VLXD?

- Việt Nam hoàn toàn có các công cụ về mặt thuế và phi thuế quan để bảo vệ thị trường và nhà sản xuất trong nước. Chính phủ cần thiết phải có biện pháp bảo vệ DN sản xuất trong lĩnh vực này, đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (cơ quan Hải quan) phải cương quyết chống gian lận thương mại trong lĩnh vực VLXD.

Bộ Công Thương hiện có công cụ là Luật Quản lý ngoại thương và các Nghị định hướng dẫn có thể tiến hành áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, tăng thuế nhập khẩu các hàng hóa gây ảnh hưởng đến thị trường sản xuất VLXD trong nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp hành chính. Tổng cục Hải quan thông qua các Cục Hải quan, Chi cục Hải quan các cửa khẩu biên giới tăng cường giám sát cũng như kiểm hóa để chống nhập lậu, đặc biệt là nhập lậu thông qua đường tiểu ngạch.

Vai trò của Hiệp hội ngành hàng VLXD cũng rất quan trọng. Tôi nghĩ Hiệp hội phải tiến hành các cuộc điều tra sau đó đưa ra các chứng cứ thiệt hại của nhà sản xuất trong nước từ đó đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Có quan điểm cho rằng, để cho thị trường điều chỉnh bởi người dân sẽ là người được hưởng lợi. Quan điểm của ông về vấn đề này?

- Tôi không nghĩ đây là quan điểm đúng bởi hàng hóa nhập lậu vào Việt Nam bán dưới giá thành không chỉ ảnh hưởng đến nhà sản xuất trong nước mà chính người dân là người bị lừa bởi họ nghĩ là họ mua được hàng hóa giá rẻ nhưng thực tế chất lượng hàng hóa chắc chắn kém hơn so với hàng chính hãng.

Việc chúng ta có nền kinh tế thị trường thì cần quản lý và vận hành nên kinh tế theo đúng quy luật khách quan của thị trường, nên khi hàng hóa đưa vào thị trường Việt Nam với chất lượng kém và giá rẻ dẫn đến nguy cơ phá hoạt nền sản xuất trong nước cần phải được ngăn chặn kịp thời.

Theo ông, việc bảo vệ thị trường trong nước đối với lĩnh vực sứ, sen vòi có khó không và cần hội tụ những yếu tố nào?

- Tôi nghĩ là khó bởi tình trạng nhập lậu các mặt hàng sứ, sen vòi đang diễn ra qua đường tiểu ngạch rất lớn. Bên cạnh đó, kể cả hàng hóa đi theo đường chính ngạch thì các DN Trung Quốc cũng sẵn sàng bán dưới giá thành để đẩy hàng tồn kho, chế độ bảo hành một đổi một, gây ra ứ đọng hàng hóa sản xuất trong nước của Việt Nam. Chính vì vậy, các DN của ngành hàng này đặc biệt là các DN đứng đầu cần phải đoàn kết lại kiến nghị Chính phủ áp dụng các biện  pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ DN sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, để tiến hành được các biện pháp phòng vệ thương mại phải có chứng cứ, quá trình điều tra thu thập dữ liệu làm chứng cứ tương đối lâu, mất nhiều thời gian từ 1 - 2 năm mới có kết quả.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Cao (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Gạch Hải Minh - chuyên gia giải pháp gạch toàn diện

    (Xây dựng) - Gạch Hải Minh cung cấp chính hãng các loại gạch lát nền, gạch ốp tường chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng như Taicera, Viglacera, Đồng Tâm,... phù hợp cho các công trình nhà ở, thương mại và công cộng.

  • Tấm nhựa Eco thu hút đông đảo khách tham quan tại Vietbuild 2024

    (Xây dựng) - Gian hàng của Tấm nhựa Eco tại Triển lãm Vietbuild 2024 đã thu hút đông đảo khách tham quan bởi những sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường được làm từ nhựa tái chế. Đây là sự kiện diễn ra từ ngày 10 đến 14/4 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Thêm 2 mỏ đất được cấp phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - Mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc) vừa được các đơn vị liên quan phối hợp cùng chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc - Nam đoan qua Hà Tĩnh.

  • Hà Nội: Kiểm tra vụ đấu giá 3 mỏ cát gấp cả trăm lần giá khởi điểm

    Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

  • Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

    (Xây dựng) - Lượng thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ trong 3 năm gần đây tăng đột biến, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu loại thép này về Việt Nam. Đặc biệt, ước tính ba tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng cao bất thường với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ hai nước kể trên tăng đột biến, chiếm 75%. Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần vào cuộc điều tra cụ thể để làm rõ thực trạng này.

  • Mỏ đất thương mại đầu tiên ở Quảng Ngãi được cấp phép

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Đầu tư 706 – “Vua” mỏ đất ở Quảng Ngãi được cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp tại mỏ đất Đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông (thành phố Quảng Ngãi). Đây là mỏ đất thương mại đầu tiên được cấp phép trên địa bàn thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load