Thứ năm 28/03/2024 16:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Lớp phủ chống lửa - phương pháp mới bảo vệ ngôi nhà do cháy rừng

09:11 | 09/11/2019

Các tấm phủ được làm từ tấm nhôm mềm dẻo và sợi thủy tinh gắn kết với nhau bằng keo sợi acrylic để hình thành một hàng rào chống lửa có khả năng chịu sức nóng lên tới 550 độ C.

lop phu chong lua phuong phap moi bao ve ngoi nha do chay rung
Lớp phủ chống lửa. (Nguồn: designboom.com)

Trong bối cảnh bang California, Mỹ đang vật lộn đối phó với mùa cháy rừng nghiêm trọng khiến hàng nghìn người phải đi sơ tán và thiêu hủy hàng trăm ngôi nhà, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra những biện pháp bảo vệ nhà ở trong các vụ cháy rừng, một trong những biện pháp này là bao phủ ngôi nhà bằng lớp phủ chống lửa.

Hồi tháng trước, giáo sư Fumiaki Takahashi của Đại học Case Western Reserve ở bang Ohio sau 10 năm nghiên cứu đã công bố các tấm vật liệu phủ chống cháy để bảo vệ các ngôi nhà trong mùa cháy rừng.

Theo giáo sư Takahashi, các lớp phủ này chỉ hoạt động trong những điều kiện nhất định bởi mỗi vụ cháy đều có đặc điểm khác nhau và kết cấu mỗi ngôi nhà cũng khác nhau.

Trong nhiều năm qua, Cục Lâm nghiệp và Cục Quản lý Đất đai của Mỹ đã dùng lớp phủ chống cháy để bảo vệ các di tích lịch sử và những tòa nhà quan trọng.

Theo ông Dan Hirning - Giám đốc điều hành Công ty FireZat Inc có trụ sở tại bang California, chuyên cung cấp các tấm chống cháy, cho biết mọi người có thể tự che chắn nhà ở của mình bằng lớp phủ này.

Biện pháp này rất thực tiễn nếu người dân không đi sơ tán và có thời gian để bảo vệ ngôi nhà của mình. Việc bao phủ cho một ngôi nhà kích cỡ vừa phải sẽ mất 4 đến 5 giờ đồng hồ, với sự tham gia của bốn người.

Các tấm phủ này được làm từ tấm nhôm mềm dẻo và sợi thủy tinh gắn kết với nhau bằng keo sợi acrylic để hình thành một hàng rào chống lửa có khả năng chịu sức nóng lên tới 550 độ C.

Lớp phủ này hoạt động bằng cách làm chệch hướng đi của lửa ra khỏi các tòa nhà, ngăn không cho các vật liệu dễ bắt cháy phát hỏa và hoạt động như một rào cản chặn các tro than bay lơ lửng trong không khí hay lửa do gió thổi táp tới trong các vụ cháy rừng.

Tuy nhiên, giáo sư Takahashi cảnh báo việc lắp đặt vật liệu này phải đúng cách nếu không lửa và khí nóng có thể lọt vào qua kẽ hở và có thể gây phát nổ./.

Theo Minh Châu (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load