Thứ sáu 26/04/2024 06:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Lễ hội Lam Kinh – Sáng mãi hào khí Lam Sơn

22:13 | 20/09/2019

(Xây dựng) - Sáng 20/9, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa), nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2019. Lễ hội cũng là dịp kỷ niệm 601 năm khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh xâm lược và 586 năm, ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.


Màn múa rồng đầy tính thượng võ tại Lễ hội.

Lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, diễn ra trong 3 ngày, từ 19 -21/9 (tức ngày 21 - 23/8 năm Kỷ Hợi). Ngoài phần Lễ được tổ chức trang trọng, quy mô, gồm: Lễ khai đền, Lễ khai mạc và Lễ tạ với các màn đánh trống trận, rước cờ, rước kiệu... được thực hiện theo nghi thức cổ truyền còn lưu giữ từ thời Lê. Thì phần hội năm nay có nét mới nhằm đưa Lễ hội gần gũi với công chúng hơn.

Cùng với đó giới thiệu nhiều hơn với khách thập phương về bản sắc văn hóa dân gian, con người xứ Thanh. Đó là giảm thiểu sân khấu hóa, tăng thêm các trò múa, hát dân gian, dân vũ, nhất là trò diễn xuân Phả, dân ca Đông Anh, các điệu múa Pồn Puông, múa sạp, đánh Mảng... Ngoài ra, về với Lễ hội, du khách còn có dịp thưởng thức các sản vật địa phương như: Bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, nem nướng Thọ xuân, bưởi đỏ tiến Vua…


Lễ hội vẫn thu hút hàng vạn du khách tham dự.

Cũng như mọi kỳ Lễ hội, Lễ hội Lam Kinh năm nay sẽ có các hoạt động chính được tổ chức ở một số địa điểm (ngoài Khu di tích Lam Kinh) như: Khu Lăng mộ Vua Lê Thái Tổ, Đền thờ Vua Lê Thái Tổ, Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc), Thái miếu Nhà Lê, tượng đài Lê Lợi (TP Thanh Hóa).

Lễ hội là dịp tôn vinh, ghi nhớ công lao đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập cho đất nước của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các nghĩa sỹ Lam Sơn. Qua đó,  góp phần giáo dục lòng yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load