Thứ năm 25/04/2024 23:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khi nào thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu?

09:45 | 05/12/2019

Bạn đọc có email huyenphamx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi ký hợp đồng với đối tác và sau đó ký thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì xảy ra tranh chấp và chúng tôi mới phát hiện người ký phụ lục hợp đồng không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp này phụ lục hợp đồng trên có vô hiệu không?

khi nao thoa thuan trong tai bi vo hieu

Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về thoả thuận trọng tài vô hiệu như sau:

1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài quy định tại Điều 2 của luật này. 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của luật này. 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP như sau:

Điều 3. Thoả thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 6 và Điều 18 Luật Trọng tài thương mại

Thoả thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại. Khi xem xét thoả thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại cần lưu ý một số trường hợp như sau:

2. “Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật” quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.

Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: [email protected] hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần. Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Theo Nguyễn Thị Trang/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load