Thứ sáu 29/03/2024 12:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khánh Hòa: Chính quyền hiểu chưa đúng việc thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư xây dựng hình thức BT

23:18 | 30/08/2019

(Xây dựng) - Ngày 26/6/2019, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn số 6124/UBND-XDND về việc trả lời kiến nghị của Cty CP Tập đoàn Phúc Sơn. Sau khi nghiên cứu công văn, hợp đồng BT và các tài liệu liên quan chúng tôi thấy rằng:

khanh hoa chinh quyen hieu chua dung viec thanh toan quy dat cho nha dau tu xay dung hinh thuc bt
Nút giao thông Ngọc Hội TP Nha Trang đang được Cty CP Tập đoàn Phúc Sơn gấp rút thi công.

Năm 2017, UBND tỉnh Khánh Hòa có giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa thay mặt UBND tỉnh ký hợp đồng BT với Cty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Hợp đồng số 01/2017/HĐ-BT ngày 09/11/2017 làm các tuyến đường, các nút giao thông kết nối sân bay Nha Trang; HĐ số 01/2017/HĐ-BT ngày 09/11/2017 làm nút giao thông Ngọc Hồi; Hợp đồng số 02/2017/HĐ-BT ngày 09/11/2017 làm đường vành đai kết nối nút giao thông Ngọc Hồi). Mặc dù trình tự thực hiện hợp đồng BT và quá trình thực hiện đàm phán hợp đồng BT đầy đủ, cơ bản đảm bảo các quy định của pháp luật xong các hợp đồng này đều có nguy cơ kéo dài thời gian, khó thực hiện gây ảnh hưởng lớn đến tài chính của nhà đầu tư. Công việc cứ tiếp diễn như vậy thì nhà đầu tư có nguy cơ phá sản và dự án BT không thể thực hiện được.

Qua báo cáo của chủ đầu tư và các văn bản hiện có, đối chiếu với các quy định pháp luật chúng tôi thấy rằng họ đã thực hiện nghiêm túc các cam kết với UBND tỉnh trong hợp đồng BT. Cụ thể, sau khi ký kết chủ đầu tư đã kịp thời chuyển tiền giải phóng mặt bằng (GPMB) cho phía UBND tỉnh Khánh Hòa đồng thời tổ chức lực lượng thi công, lực lượng giám sát kỹ thuật thực hiện theo quy định. Tính đến nay, chi phí để thực hiện các dự án BT đã đạt hơn 900 tỷ đồng đạt gần 30% tổng giá trị dự án. Chi phí đầu tư dự án hạ tầng khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính Nha Trang phân khu 2A, phân khu 2 và 3 là 1.462 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành hệ thống kỹ thuật hạ tầng của dự án đạt khoảng trên 90% khối lượng công việc; đảm bảo chất lượng đề ra (Chi phí 1.462 tỷ đồng bao gồm: Chi phí đầu tư xây dựng: 1.085,2 tỷ đồng; Chi phí nộp tiền sử dụng đất: 376,8 tỷ đồng).

Nguồn kinh phí nêu trên theo doanh nghiệp chủ yếu là vay từ ngân hàng thương mại. Hiện nay, toàn bộ công việc bị đình trệ, công nhân cùng các thiết bị máy móc kỹ thuật đang nằm chờ việc do công tác GPMB. Việc quyết định giá đất BT, một số thủ tục pháp lý thuộc hợp đồng BT vẫn còn ách tắc. Những vấn đề này trách nhiệm thuộc về bên A. Vụ việc đã gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Phương án tài chính trong hồ sơ đề xuất dự án cũng như hợp đồng BT đã ký không còn tính khả thi.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, nhà đầu tư đề nghị UBND tỉnh tính bổ sung chi phí lãi vay ngân hàng theo đúng quy định hiện hành đối với hợp đồng dự án BT; đẩy nhanh công tác lập, thẩm định, phê duyệt giá trị tiền sử dụng đất của khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính du lịch Nha Trang để nhà đầu tư có cơ sở làm các thủ tục nghiệm thu thanh toán và thu hồi vốn đầu tư các dự án BT; đẩy nhanh công tác đền bù, GPMB, hỗ trợ tái định cư để nhà đầu tư sớm thi công xây dựng hoàn thành các dự án BT và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện để nhà đầu tư nhanh chóng thực hiện các thủ tục điều chỉnh hồ sơ thiết kế, dự toán, biện pháp thi công xây dựng trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án (phê duyệt quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 phía Đông Trần Phú, biện pháp thi công nhịp vượt đường sắt dự án nút giao thông Ngọc Hồi…).

Thiết nghĩ đây là những đề nghị nghiêm túc, có trách nhiệm, đúng pháp luật của nhà đầu tư. Nếu thực sự có trách nhiệm với cam kết trong hợp đồng thì UBND tỉnh Khánh Hòa phải xem xét giải quyết từng việc căn cứ trên quy định pháp luật để tháo gỡ. Nhưng ngược lại với một công văn trả lời, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giải thích không đúng về mặt pháp luật, đùn đẩy trách nhiệm, không làm tròn quyền và nghĩa vụ của bên A theo hợp đồng ký kết (trong trường hợp này cơ quan được UBND tỉnh Khánh Hòa ủy quyền ký hợp đồng và nhà đầu tư là bình đẳng trước pháp luật).

Nội dung công văn UBND tỉnh Khánh Hòa gửi chủ đầu tư nêu: "Đến thời điểm hiện nay, khu đất diện tích 62,3ha thuộc dự án Khu trung tâm đô thị thương mại – dịch vụ - tài chính – du lịch Nha Trang (quỹ đất thanh toán cho các dự án BT tại các hợp đồng BT) đã được UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án tại Quyết định số 3262/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 (việc giao đất, cho thuê đất, phương án giá đất và việc thanh toán cho nhà đầu tư đang được Thanh tra Chính phủ cùng các Bộ, ngành xem xét kết luận). Theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 183/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính, theo đó quy định khoản lãi vay trong phương án tài chính của hợp đồng BT chấm dứt kể từ ngày UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất".

Trả lời nhà đầu tư như trên, không rõ ông Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và những người tham mưu ban hành văn bản này không hiểu pháp luật hay cố tình dồn ép chủ đầu tư? Bản chất công văn này là đã trích dẫn mục C, khoản 2, Điều 5 trong Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ: “Khoản lãi vay trong phương án tài chính của hợp đồng BT chấm dứt kể từ ngày UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất”. Nhưng các ông không hiểu tại khoản d, Điều 5 trong Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ lại quy định “UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai đối với phần diện tích đất của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần giá trị của dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và phần nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành của phần giá trị chênh lệch mà nhà đầu tư đã nộp quy định tại điểm b khoản này (nếu có).

Hiểu đúng pháp luật thì sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định giao đất, cho thuê đất, đồng thời phải ban hành quyết định giá đất tại thời điểm của diện tích đất thực hiện BT, đồng thời cấp GCN QSDĐ cho nhà đầu tư. Sau khi các các công việc nêu trên thực hiện xong thì khoản lãi vay trong phương án tài chính của hợp đồng BT chấm dứt.

Cũng trong công văn này, UBND tỉnh đã xác nhận việc giao đất, cho thuê đất, phương án giá đất và việc thanh toán cho nhà đầu tư hiện nay vẫn được Thanh tra Chính phủ cùng các Bộ, ngành xem xét kết luận. Nêu như vậy có nghĩa là quy định khoản lãi vay trong phương án tài chính của hợp đồng BT chưa thể chấm dứt bởi vì quyết định giao đất, cho thuê đất số 362/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 chưa có giá trị để chấm dứt khoản lãi vay trong phương án tài chính của hợp đồng BT.

Cũng cần nói thêm rằng, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành không làm thay cho UBND tỉnh. Một việc diễn ra từ năm 2016, 2017 mà UBND tỉnh không để đến nay lại chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ?

Theo quy định tại điều 4, Thông tư số 183/2015/TT-BTC về xác định giá trị dự án BT “giá trị dự án BT ghi tại hợp đồng BT là toàn bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng, chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; lãi vay huy động vốn đầu tư, chi phí khác (không bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá). Việc xác định các loại chi phí trên thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan”.

Cũng theo quy định của hợp đồng BT số 01 và 02 đều nêu rõ thời hạn hợp đồng của dự án là 12 tháng kể từ ngày hợp đồng được ký kết, mà ngày ký hợp đồng là ngày 9/11/2017. Như vậy phương án tài chính và việc thực hiện hợp đồng BT đã hoàn toàn bị phá vỡ. Hầu hết các nguyên nhân phá vỡ là do UBND tỉnh Khánh Hòa gây ra như đã nêu ở trên.

khanh hoa chinh quyen hieu chua dung viec thanh toan quy dat cho nha dau tu xay dung hinh thuc bt
Đường vành đai TP Nha Trang dài 11,8km; mặt cắt 43m đang hình thành.

Chúng tôi cho rằng để đảm bảo một cách công bằng giữa nhà đầu tư và UBND tỉnh Khánh Hòa cùng có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng BT thì hợp đồng BT này phải được bàn bạc, điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật. Trong đó việc tính lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian từ khi ký hợp đồng và triển khai công việc cho tới khi UBND tỉnh quyết định về giá đất, cấp quyền sử dụng đất BT cho nhà đầu tư; thậm chí kể cả lãi vay ngân hàng mà nhà đầu tư đã chủ động nộp tiền đất theo giá tạm tính của UBND tỉnh Khánh Hòa, những thiệt hại do chậm GPMB, giá bồi thường GPMB tăng lên so với phương án tài chính ban đầu cũng cần được bổ sung và một số những vấn đề khác mà pháp luật cho phép đảm bảo công bằng cho nhà đầu tư và cơ quan nhà nước theo quy định tại Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ: “Giá trị dự án BT và giá trị quỹ đất thanh toán không thay đổi kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định giá trị dự án BT, giá trị quỹ đất được xác định và thanh toán theo quy định pháp luật…”

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng không nên quan niệm rằng mình là cơ quan Nhà nước cấp tỉnh có thể tùy tiện áp đặt những việc làm không đúng với thực tế, với pháp luật để áp đặt với các nhà đầu tư.

Duy Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load