Thứ năm 18/04/2024 09:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Tĩnh: Vướng quy định pháp lý về đất đai, nhà máy nhựa thông gây ô nhiễm chưa thể tái định cư

16:09 | 12/12/2019

(Xây dựng) - Sau khi Báo điện tử Xây dựng có bài phản ánh về nhà máy nhựa thông của Công ty Cổ phần Hà Vinh sản xuất gây ô nhiễm cần phải được di dời, UBND thành phố Hà Tĩnh đã có văn bản trả lời, theo đó, nhà máy chưa thể di dời do còn vướng quy định pháp lý về đất đai.

ha tinh vuong quy dinh phap ly ve dat dai nha may nhua thong gay o nhiem chua the tai dinh cu
Việc di dời nhà máy chế biến nhựa thông gây ô nhiễm, của Công ty cổ phần Hà Vinh vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Trong Văn bản số 3026/UBND ngày 5/12/2019, của UBND thành phố Hà Tĩnh nhiều dự án vẫn còn gặp vướng mắc trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Trong đó, dự án liên quan đến phương án di dời nhà máy nhựa thông gây ô nhiễm môi trường tại phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh của Công ty Cổ phần Hà Vinh còn gặp nhiều khó khăn vì vướng thủ tục, quy định pháp lý về đất đai.

Theo báo cáo của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, dự án vẫn còn vướng mắc trong hoàn chỉnh hồ sơ. Cụ thể: Công ty Cổ phần Hà Vinh chuyên chế biến nhựa thông, được xây dựng vào năm 2003 trên địa bàn khối 5, phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh. Đất này được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, như Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, diện tích 5974,7m2, thời hạn sử dụng 50 năm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 3/02/2010, thời hạn sử dụng đến năm 2057. Mặc dù đã thống nhất số liệu công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tài sản gắn liền trên đất nhưng vẫn chưa ký biên bản khảo sát khối lượng và biên bản kết thúc niêm yết. Công ty Cổ phần Hà Vinh đã đề nghị bồi thường đất theo giá quy định của Nhà nước.

Trước đó, Báo điện tử Xây dựng đã có bài phản ánh về việc: Hàng trăm hộ dân khối phố 5, phường Đại Nài đang phải chấp nhận cảnh sống chung với tiếng ồn và ô nhiễm môi trường do nhà máy chế biến nhựa thông gây ra từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, công tác di dời nhà máy nhựa thông gây ô nhiễm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về tài chính, cơ chế, chính sách hỗ trợ, hình thức di dời… và trong khi chính quyền địa phương cũng như nhà máy vẫn đang loay hoay tìm phương án giải quyết hợp lý làm sao thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như giúp địa phương cải thiện cảnh quan, môi trường thì người dân ở phường Đại Nài vẫn phải chịu cảnh sống chung với ô nhiễm thêm một thời gian nữa.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nông Cống (Thanh Hóa): Cần thu hồi hết diện tích đất lúa xen kẹt, không thể canh tác của người dân

    (Xây dựng) – Theo trình bày và kiến nghị của người dân thôn Ban Thọ (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) về việc thu hồi, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án Cụm công nghiệp Vạn Thắng – Yên Thọ và dự án đường giao thông, UBND huyện Nông Cống đã không thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp như số liệu đã niêm yết công khai trước đó, đẩy người dân vào thế khó vì diện tích còn lại nhỏ lẻ, xen kẹt giữa mặt bằng hai dự án, không thể tưới tiêu, canh tác được.

  • Bình Định: Đất xây dựng mồ mả biến thành đất nông nghiệp?

    (Xây dựng) – Dù hơn chục ngôi mộ vẫn còn hiện hữu trên đất, thế nhưng khi Dự án Vlap đi qua, những ngôi mộ này “bỗng dưng” biến mất không dấu tích trên bản đồ. Trên bản đồ Vlap chỉ thể hiện còn lại là đất nông nghiệp... Đây là vấn đề đang diễn ra tại xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ (Bình Định). Các cấp chính quyền tại địa phương cần lưu tâm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

  • Thanh Oai (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kêu cứu của hộ gia đình bà Lê Thị Nhặt

    (Xây dựng) - Gia đình bà Lê Thị Nhặt, vợ liệt sỹ Phạm Tiến Lợi (đã mất) làm đơn gửi các cơ quan chức năng kiến nghị trả lại phần đất mà UBND xã Phương Trung (huyện Thanh Oai, Hà Nội) mượn, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

  • Lệ Thủy (Quảng Bình): Mỏ cải tạo đất “quên” phục hồi môi trường vì gặp đá?

    (Xây dựng) - Sau khi hết hạn, một mỏ cải tạo đất tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) không thực hiện hoàn trả mặt bằng, trồng cây phục hồi môi trường theo phương án đã được cấp phép trước đó.

  • Bình Định: Người dân “khốn khổ” vì dự án

    (Xây dựng) – Bụi bặm, nhếch nhác, hàng quán ế ẩm, hàng trăm ngôi nhà bị nứt nẻ do lu lèn, nền đường quá cao so với nhà dân... Đó là thực trạng mà người dân ở thôn Tả Giang 1, Tả Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn đang phải gánh chịu khi dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đoạn qua địa bàn huyện Tây Sơn.

  • Phú Thọ: HTX chợ Lộc Hà nói gì về công tác đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ Đồng Xuân

    (Xây dựng) – Trả lời Báo điện tử Xây dựng về công tác đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ Đồng Xuân (thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba), chủ đầu tư là Hợp tác xã đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ Lộc Hà (HTX chợ Lộc Hà) khẳng định, nghiêm túc thực hiện các quy định về thủ tục pháp lý, huy động vốn, cho thuê ki-ốt…

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load