Thứ sáu 19/04/2024 20:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội yêu cầu dừng ngay điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ciputra

22:34 | 06/08/2019

Trong văn bản, UBND Thành phố Hà Nội cho biết gần đây đã nhận được văn bản của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và đơn kiến nghị của cư dân khu đô thị Ciputra tại quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch tại khu đô thị này.


Khu đô thị Ciputra.

Tại Thông báo số 212 ngày 27/2/2019, thành phố đã chỉ đạo riêng đối với các ô đất ký hiệu TM-13 và P-14, yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc báo cáo, làm rõ phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục thực hiện đối với việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch; trường hợp đủ điều kiện điều chỉnh phải đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi đề xuất điều chỉnh.

Tuy nhiên, theo Sở Quy hoạch- Kiến trúc, cư dân Ciputra chưa đồng thuận với việc điều chỉnh.

Đồng thời, Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long có văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng và UBND phường Xuân Đỉnh nêu quan điểm công ty sẽ giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô TM-13 là thương mại hỗn hợp theo quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 2 tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 114 ngày 28/7/2004 và Quyết định số 6632 ngày 22/12/2015.

Do đó, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng yêu cầu Sở Quy hoạch- Kiến trúc có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức, cá nhân về việc không xem xét điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất TM-13 và P-14 nêu trên.

Phó chủ tịch Hà Nội cũng giao cho Sở Quy hoạch- Kiến trúc chủ trì phối hợp với UBND quận Tây Hồ, UBND quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị có liên quan đối thoại trực tiếp, công khai, minh bạch với cư dân khu đô thị Nam Thăng Long để làm rõ nội dung cư dân và báo chí phản ánh, thông tin nội dung chỉ đạo nêu trên của UBND thành phố.

Trên cơ sở kết quả đối thoại với cư dân và thực tế quá trình chỉ đạo, giải quyết; Sở Quy hoạch- Kiến trúc tham mưu, đề xuất báo cáo UBND Thành phố Hà Nội, dự thảo văn bản báo cáo thường trực Thành uỷ, Thủ tướng Chính phủ về giải quyết kiến nghị của cư dân và phản ánh của báo chí; thực hiện trước ngày 15/8/20119.

Trước đó, trong đề xuất gửi các ban, ngành, lô đất P- 14 diện tích gần 13.400 m2 có chức năng bãi đỗ xe được chủ đầu tư xin chuyển sang hạ ngầm bãi đỗ xe và kết hợp kinh doanh thương mại. Còn tại ô đất TM-13 diện tích gần 55.000 m2, vốn quy hoạch làm khu thương mại hỗn hợp, sân, vườn và đường nội bộ thì được đề xuất chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng với dân số gần 3.000 người.

Tuy nhiên, cư dân tại dự án không đồng ý bởi cho rằng những thay đổi này là nhằm phục vụ lợi ích nhóm của chủ đầu tư, không phải vì cư dân.

Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Những khu đô thị như Ciputra hay Đoàn Ngoại giao đều là những đô thị được coi là kiểu mẫu, đáng sống hiện đại tại Thủ đô.

Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra thuộc quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm có quy mô hơn 300 ha là một trong những dự án đồng bộ cao cấp đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội với đầy đủ tiện ích, dịch vụ.

Dự án được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị (Việt Nam) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia).

Tuy nhiên, từ giữa năm 2018, đơn vị này cũng bắt đầu chuyển nhượng thứ cấp hàng loạt lô đất thuộc phần quy hoạch giai đoạn 2 và 3 của khu đô thị cho Vimefulland và Tập đoàn Sunshine. Đây đều là những tên tuổi mới trên thị trường bất động sản nhưng đều sở hữu quỹ đất lớn tại nhiều thành phố lớn.

 

Theo TRANG VŨ/Vneconomy.vn

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

  • Điều chỉnh nhiều hạng mục, công trình tại huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy mô, địa điểm công trình, dự án trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load