Thứ sáu 26/04/2024 06:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Có cách nào giải quyết Dự án Công viên Văn hóa Đống Đa sau gần 2 thập kỷ vẫn “nằm trên giấy”?

11:28 | 15/05/2019

(Xây dựng) – Hiện nay, TP Hà Nội vẫn đang thiếu những không gian công cộng, khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng. Người dân tại Thủ đô rất mong muốn có thêm nhiều không gian xanh, khu vui chơi, đáp ứng nhu cầu giải trí, hoạt động ngoài trời. Nghịch lý thay, khi mà quỹ đất công cộng đang thiếu thì tại quận Đống Đa lại tồn đọng khoảng 7ha đất, diện tích đất này vốn được quy hoạch xây dựng công viên từ cách đây… 18 năm.

ha noi co cach nao giai quyet du an cong vien van hoa dong da sau gan 2 thap ky van nam tren giay

Diện tích quy hoạch xây dựng công viên nay lại là một tuyến phố mới, sầm uất với hàng trăm cửa hàng ăn uống.

Liệu dự án này có khả thi?

Ngay từ những năm 1991, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định thu hồi 3ha diện tích đất đã cấp cho Sở Giao thông công chính Hà Nội để thực hiện xây dựng công viên theo đúng quy hoạch được phê duyệt năm 1981. Ngày 6/3/1995, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 444/QĐ-UB về việc thu hồi thêm 70.000m2 đất đã giao Sở Giao thông công chính xây dựng công viên Đống Đa, giao UBND quận Đống Đa quản lý và xây dựng công viên.

Năm 2000, UBND TP Hà Nội có quyết định giao cho UBND quận Đống Đa quản lý toàn bộ công viên, đồng thời làm Chủ đầu tư, tổ chức giải phóng mặt bằng để xây dựng công viên theo quy hoạch. Tại Quyết định số 2317/QĐ-UB ngày 25/4/2001, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt dự án xây dựng Công viên giai đoạn 1. Ngày 26/10/2001 UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 6358/QĐ-UB về việc thu hồi 70,925m2 đất tại phường Trung Liệt quận Đống Đa và phường Thành Công quận Ba Đình giao cho Ban quản lý dự án quận Đống Đa để xây dựng Công viên Văn hóa – Thể thao – Vui chơi Đống Đa giai đoạn 1.

ha noi co cach nao giai quyet du an cong vien van hoa dong da sau gan 2 thap ky van nam tren giay

Khu vực sân bóng phía sau phố Thái Hà hiện vô cùng tấp nập, đông đúc.

Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, gia hạn, cho đến nay dự án Công viên Văn hóa Đống Đa chưa được triển khai, hầu hết diện tích đất đã giải phóng mặt bằng bị tái lấn chiếm. Sau nhiều năm, hàng nghìn mét vuông đất quy hoạch dự án Công viên Văn hóa Đống Đa bị lấn chiếm và hiện nay theo thống kê của UBND phường Trung Liệt thì có khoảng 600 công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng trên khu đất này với chiều cao từ 1 đến 3, 4 tầng.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, toàn bộ phần đất tiếp giáp mương Thái Hà (đoạn từ Trung tâm chiếu phim Quốc gia đến đầu phố Hoàng Cầu) – vốn đã có quyết định thu hồi cho dự án Công viên Văn hóa Đống Đa nay đã trở thành một dãy phố mới. Dãy nhà kiên cố này xuất hiện sau khi dự án cống hóa mương Thái Hà hoàn thành. Hiện nay dãy phố ấy đã trở thành con phố mua sắm tấp nập cùng hàng chục nhà hàng, quán ăn. Lòng đường, vỉa hè cũng được nhiều hộ kinh doanh tự xây bục, bê tông chặn đường làm nơi trông giữ xe riêng, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Cần có giải pháp xử lý

Ngày 2/2/2009, UBND TP Hà Nội Quyết định 537/QĐ-UBND về việc thu hồi 7,882m2 do Văn phòng Trung ương Đảng quản lý tại phường Trung Liệt để giao cho UBND quận Đống Đa quản lý và chuẩn bị thực hiện Dự án xây dựng công viên Đống Đa theo quy hoạch được duyệt. Theo đó, sẽ có 1 tổ chức và 6 hộ dân phải thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng.

ha noi co cach nao giai quyet du an cong vien van hoa dong da sau gan 2 thap ky van nam tren giay

Hàng loạt công trình kiên cố được xây dựng trái phép trên đất dự án được quy hoạch làm công viên.

Tại thời điểm đó, vẫn còn một hộ dân chưa đồng ý với phương án hỗ trợ để nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng. Do đó, ngày 22/6/2018, UBND quận Đống Đa đã ra Quyết định 1611/QĐ-UBND thực hiện cưỡng chế di chuyển đối với hộ gia đình thuộc diện giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng công viên Đống Đa.

Không chỉ vậy, tại thời điểm những năm 2011 – 2012, do dự án bị bỏ hoang nhiều năm nên nhiều gia đình ở khu vực ao Thợ Thước đã lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Nhiều khu vực đã biến thành nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu hay phế thải xây dựng hoặc thậm chí là bãi rác.

Theo báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng giai đoạn 2016 – 2017 của UBND phường Trung Liệt cho thấy, hiện nay còn khoảng 600 hộ dân cùng 2000 nhân khẩu đang sinh sống tại phần đất quy hoạch xây công viên. Các hộ đã tiến hành cải tạo, sửa chữa, do vậy UBND phường đã gặp khó khăn trong quá trình lập hồ sơ, xử lý.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo UBND quận Đống Đa cho biết, vấn đề tại Công viên Văn hóa Đống Đa là việc hết sức phức tạp với hàng nghìn nhân khẩu đang sinh sống ở đó và từ các thời kỳ trước để lại. Để giải quyết vấn đề này thì phải cần có sự chỉ đạo cụ thể và quyết liệt từ lãnh đạo UBND TP Hà Nội.

Vậy lãnh đạo UBND TP Hà Nội sẽ giải quyết thế nào?

Trong báo cáo hàng năm về những tồn đọng trong vi phạm trật tự xây dựng của thành phố Hà Nội cũng chỉ trên một nghìn trường hợp, đa phần là những công trình nhà ở riêng rẻ của dân có số nhà cụ thể. Vậy trên khu đất công viên này có hơn 600 công trình xây dựng không phép, trải qua nhiều thời kỳ lãnh đạo, UBND TP Hà Nội có coi những trường hợp này là vi phạm trật tự xây dựng không? Nếu có thì xử lý ra sao?.

Một điều hiển nhiên cho thấy, những số liệu công bố về trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội là rất xa so với con số thực thế. Giả thiết rằng, cái khu phố vi phạm trật tự xây dựng này sau khi phát hiện sẽ có nhiều báo chí đưa tin, liệu UBND TP có phải tốn bao nhiêu công sức, tiền của để tổ chức cưỡng chế như đang cưỡng chế khu xây dựng không phép tại Sóc Sơn như hiện nay? Và Nhà nước, nhân dân sẽ mất bao nhiêu tiền của trong trường hợp này.

Cần nói thêm rằng, điểm dân cư vi phạm trật tự xây dựng này là một trong số rất nhiều những điểm dân cư trên địa bàn thành phố vi phạm; liệu UBND TP Hà Nội có quyết tâm phá dỡ hết không hay tất cả lại rơi vào im lặng, và người dân mãi mãi sống trong căn nhà vi phạm, thiếu điều kiện sống, không có chủ quyền? Mặc dù trong đó đã có nhiều nhà mua đi bán lại nhiều lần. Đã đến lúc UBND TP Hà Nội phải có một con số thống kê rất thật về những điểm dân cư vi phạm kiểu này để có quyết sách trong việc xử lý. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền, không đúng với quy hoạch chung, thì xin ý kiến Thủ tướng để xử lý.

Chúng tôi và người dân muốn biết, trong quy hoạch phân khu 1/2000 được UBND TP Hà Nội phê duyệt mới nhất thì vị trí này được quy hoạch là công viên hay dân cư? Có phù hợp với quy hoạch chung của Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt không? Dù sao để phá đi một khu dân cư với hơn 600 công trình xây dựng kiên cố thì đó là một bài toán nan giải và sẽ có tác động tiêu cực rất lớn về mặt xã hội; mất đi nhiều công sức và tiền bạc của Nhà nước, nhân dân; Ai sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại này?

Khu phố này đã tồn tại nhiều năm, cái chính của sự tồn tại này vẫn là công tác quản lý yếu kém và buông lỏng; thậm chí có “bảo kê” và “tiêu cực”? nếu tính toán cụ thể thì khu phố vi phạm này cũng chỉ khoảng hơn 2000 nhân khẩu. Nếu không phá được vì chưa phù hợp với quy hoạch mới thì UBND TP Hà Nội có nên điều chỉnh quy hoạch để khu phố này ổn định lâu dài không? Nếu được như vậy người dân sẽ phải đóng các khoản tiền về đất theo quy định của pháp luật, khoản tiền này không nhỏ để thành phố tiếp tục đầu tư cho những khu công viên đang xây dựng dở dang mà thành phố nhiều năm đầu tư chưa xong. Người dân sau khi thực hiện xong các khoản phải đóng góp sẽ có quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở được chỉnh trang tu bổ, được cung cấp những dịch vụ điện, nước. Chấm dứt cuộc sống ăn ở thiếu thốn, thậm chí nguy hiểm như hiện nay.

Tại sao lại không thể điều chỉnh quy hoạch? Bởi việc điều chỉnh này trước hết là để yên dân, người dân ổn định cuộc sống và xóa đi một ấn tượng muôn đời của thành phố này là “quy hoạch treo”. Nếu việc điều chỉnh quy hoạch này được thực hiện, thì có lẽ sẽ có lợi nhiều hơn là bất lợi. Và cái lợi đó là nhân dân và Nhà nước cùng được hưởng. Nó sẽ tốt hơn rất nhiều việc điều chỉnh những dự án, những cao ốc hiện nay mà cái lợi chỉ thuộc về một nhóm người.

Trường hợp không thể điều chỉnh quy hoạch mà nhất thiết phải làm công viên thì thành phố Hà Nội phải có phương án công khai minh bạch trong việc giải tỏa và xin ý kiến nhân dân để thực hiện phương án giải tỏa; không nên im lặng để tình trạng này kéo dài thêm nhiều năm tiếp theo. Đây mới là việc cần làm, thể hiện trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân.

Duy Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load