Thứ sáu 26/04/2024 06:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Cần nguồn lực để bảo tồn di sản

14:19 | 26/11/2019

(Xây dựng) - Với 5.922 di tích được nhận diện, kiểm kê, Hà Nội hiện là địa phương có số lượng di tích lớn nhất cả nước. Di tích xuống cấp ở Hà Nội còn rất nhiều, trong khi nguồn kinh phí những năm gần đây đã được các cấp quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bảo tồn, tu bổ tôn tạo. Để giải bài toán này, Hà Nội thu hút nhiều nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa.

ha noi can nguon luc de bao ton di san
Với niên đại lên đến hơn 2.000 năm, đình Chèm được coi là ngôi đình cổ nhất Việt Nam với nhiều giá trị kiến trúc, lịch sử và nghệ thuật đặc sắc.

Theo danh mục kiểm kê di tích được công bố năm 2016, Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lớn nhất cả nước với 5.922 di tích chia thành nhiều loại hình. Hiện Hà Nội có 1 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, 16 di tích (cụm di tích) Quốc gia đặc biệt, 3 di tích đang lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt, 50 di tích Lịch sử cách mạng, 1.804 ngôi đình, 2.007 ngôi chùa, 811 ngôi đền, 292 ngôi miếu, 18 nghè, 185 ngôi quán, 390 nhà thờ họ, 23 lăng mộ, 35 văn chỉ và 307 các loại hình di tích khác.

Những năm gần đây, công tác chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích đã được TP quan tâm. Giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 5/2017 có khoảng 200 lượt di tích trên địa bàn được tu bổ, sửa chữa. Hiện nay, Quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trọng điểm như khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, khu thành Cổ Loa, làng cổ Đường Lâm và nhiều di tích khác đang được các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích từ ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ các hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích và kinh phí từ xã hội hóa do tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Nhiều quận, huyện đã làm tốt công tác xã hội hóa, thu hút được sự đóng góp lớn từ các tổ chức, cá nhân.

Việc giải quyết những vụ việc vi phạm di tích do lịch sử để lại cũng được quan tâm từng bước và hầu hết ngăn chặn được những lấn chiếm mới đối với di tích. Một số quận nội thành đã làm tốt công tác GPMB và di chuyển được nhiều hộ dân ra khỏi khu vực bảo vệ di tích, như tại đình Kim Ngân, đền Quan Đế, Bích Câu đạo quán, chùa Hòe Nhai, đền Đông Hạ, đền Hai Bà Trưng… Những công trình xây liền kề làm ảnh hưởng tới không gian, cảnh quan di tích cũng giảm nhiều so với những năm trước đây.

Tuy nhiên, với số lượng di tích lớn nên hiện nay công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa ở Hà Nội gặp không ít khó khăn, bất cập. Trong Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới, UNESCO đã đặt ra yêu cầu các quốc gia thành viên phải xây dựng kế hoạch quản lý các khu di sản thế giới với mục tiêu cơ bản như: Muốn quản lý di sản phải nhận diện chính xác giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản; phải xác định rõ những áp lực từ tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội tới khả năng bảo tồn và phát huy di sản; cơ chế, chính sách phù hợp để thực thi việc quản lý di sản; chương trình hành động cụ thể nhằm hạn chế, ngăn ngừa những yếu tố ảnh hưởng tới di sản; thu hút các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo tồn Di sản văn hóa.

Công tác quản lý di tích liên quan đến nhiều lĩnh vực như đất đai, xây dựng và nhiều chuyên ngành như lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc và các lĩnh vực chuyên ngành khác có liên quan. Công tác tu bổ di tích mang tính đặc thù trong việc bảo tồn yếu tố gốc của di tích, do vậy rất cần có đội ngũ cán bộ, thợ lành nghề trong việc triển khai thực hiện. Do số lượng di tích xuống cấp quá lớn, nhiều địa phương không cân đối được ngân sách và không có nguồn lực cho việc này nên cần tuyên truyền, phổ biến cho người dân, huy động sức dân trong việc tu bổ, tôn tạo di tích từ nguồn xã hội hóa.

Nguyễn Doãn Văn
Trưởng BQL Di tích danh thắng Hà Nội

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load