Thứ năm 25/04/2024 21:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Giao thông "nghẹt thở" tại những ngã tư sắp xây dựng hầm, cầu vượt ở Hà nội

09:16 | 19/10/2019

Nhiều tuyến đường Hà Nội dự kiến xây dựng cầu vượt, hầm ngầm như Lê Văn Lương, Giải Phóng, Hoàng Quốc Việt… đang có lưu lượng giao thông lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt - đường Nguyễn Văn Huyên có tổng mức đầu tư 560 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng 305 tỷ, chi phí xây dựng 183 tỷ và các chi phí khác.

Cầu vượt được xây dựng có chiều dài 278m, rộng 16m, dầm hộp thép, liên hợp bản bê tông cốt thép và giải phóng mặt bằng để mở rộng đường Nguyễn Văn Huyên lên 50m theo quy hoạch. Đồng thời, thi công đồng bộ hệ thống cây xanh, chiếu sáng hai bên tuyến đường.

Đây là công trình giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 được Hội đồng nhân dân bổ sung vào danh mục công trình trọng điểm theo Nghị Quyết số 15/NQ - HĐND ngày 4/12/2017. Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 8/10 vừa qua, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

Cầu vượt nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt - đường Nguyễn Văn Huyên sau khi lưu thông sẽ giảm ách tắc giao thông, kết nối giao thông, phân luồng phương tiện cho đường vành đai 2, vành đai 3. Từ đó, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm và thành phố.

Dự án xây dựng hầm chui theo hướng đường vành đai 2,5 nối đường Đầm Hồng - Giáp Bát (chui ngầm qua đường Giải Phóng) với đường Kim Đồng, tổng đầu tư cho các hạng mục công trình dự kiến hơn 670 tỉ đồng từ ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2019-2020.

Cửa hầm được bắt đầu ở đoạn giữa phố Kim Đồng, đi ngầm qua đường Giải Phóng và ga Giáp Bát để kết nối với đường Đầm Hồng - Giáp Bát (tuyến vành đai 2,5) đang thi công. Cửa hầm phía bên kia cách tường rào ga Giáp Bát khoảng 400 m.

Tổng chiều dài của công trình là 730 m (gồm: 110 m đường dẫn cửa hầm phía Đầm Hồng, 520 m hầm (190 m + 140 m + 190 m) và 100 m đường dẫn cửa hầm phía Kim Đồng.

Ngoài ra, dự án còn xây dựng các trụ nổi chờ cho tuyến đường sắt đô thị số 4 dự kiến đi trên cao; xây đường hai bên hầm, nút giao trên mặt bằng với đường Giải Phóng; xây các công trình hạ tầng kỹ thuật và phụ trợ khác...

Trước đó, TP Hà Nội đã xây dựng hầm chui Kim Liên, hầm chui nút giao Trung Hòa - đại Lộ Thăng Long và hầm chui nút giao Nguyễn Trãi để giảm ùn tắc giao thông.

Dự án hầm chui qua nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến đã được Hà Nội đưa vào danh mục 52 công trình kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020. Theo ước tính, sẽ cần khoảng từ 500 - 600 tỷ đồng đầu tư cho dự án.

Năm 2016, hầm chui Lê Văn Lương - Vành Đai 3 cũng đã được đưa vào danh mục 8 dự án giao thông cấp bách của Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù, giao thầu để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, thời điểm đó, dự án vẫn được xác định sẽ do Bộ GTVT thực hiện đầu tư. Đến nay, do không bố trí được nguồn vốn, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Hà Nội đầu tư, xây dựng hầm chui qua dự án bằng nguồn vốn của TP. Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng đã thống nhất nội dung này.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện nay, TP có thể kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công tư - PPP, loại hợp đồng BT. Vì đây là một trong những công trình cấp thiết nhất hiện nay của Hà Nội, nhằm “giải cứu” tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở nút giao này.

Theo Đỗ Quân - Trọng Trinh/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load