Thứ sáu 26/04/2024 05:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đừng lặp lại những sai lầm

15:56 | 12/11/2019

(Xây dựng) - Các đô thị ở Việt Nam đang vấp phải những sai lầm mà nhiều đô thị trên thế giới đã trải qua. Đó là tình trạng quá tải và ô nhiễm môi trường sống, chất lượng thực phẩm không được kiểm soát.

dung lap lai nhung sai lam
Thành phố Vinh ngập nặng sau khi mua liên tiếp trong tháng 10/2019. (Ảnh nguồn: Internet).

Cả nước hiện có 833 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V. Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12 - 15%, cao hơn từ 2 - 2,5 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Con số này được viện dẫn trong báo cáo mới nhất của Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng). Khu vực đô thị tiếp tục khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế toàn quốc phát triển.

Nhưng, sự tăng trưởng đó chưa thực sự khiến người dân an lòng. Bởi lẽ, soi suốt dọc chiều dài đất nước, từ đồng bằng đến miền núi, hay trung du, dễ nhận thấy, những sai lầm luôn lặp lại với nhiều đô thị ở Việt Nam.

Đầu tiên là tình trạng úng ngập. Nếu hơn 20 năm trước, thật khó có thể hình dung những đô thị như Đà Lạt, Vinh, Thái Nguyên… lại bị chìm trong biển nước mỗi khi mùa mưa đến; thì nay, điều đó đã xảy ra.

Những đô thị biển thơ mộng, đầy tiềm năng cũng không còn yên ả như trước. Nhiều mặt tiền trước biển bị án ngữ bởi những resort, những khu vui chơi giải trí khổng lồ.

Ngay như vấn đề ăn uống, mọi thực phẩm được cung cấp cho người dân đều bị buông lỏng quản lý, không có cơ quan nào giám sát và chịu trách nhiệm về độ an toàn và chuẩn mực.

Bắt đầu từ những loại “rau sạch, quả sạch” một thời được ca ngợi như là giải pháp cho an toàn và sức khỏe thì sau một thời gian ngắn, lối tư duy ăn xổi ở thì, chụp giật, liều lĩnh, vô trách nhiệm đã thấm đẫm vào từng luống rau, cây ăn quả. Để rồi những sản phẩm có hình thức “an toàn và sạch” nhưng bản chất thì bẩn và nguy hiểm chẳng kém gì những loại rau bẩn, quả bẩn trước đó. Tất cả các quy định, tiêu chuẩn, quy trình đưa xuống các vùng sản xuất này khi người giám sát ngoảnh mặt đi đã lập tức bị bỏ qua, bất chấp hậu quả mà các “thượng đế” ở thành thị phải hứng chịu. Rồi đến các loại gia súc gia cầm đang được ùn ùn đẩy từ mọi miền quê về các đô thị cũng khiến cho mọi người tiêu dùng dù thông minh đến mấy cũng… không thể thông minh được.

Nguồn nước “sạch” được cấp theo kênh dịch vụ của các nhà máy nước thì hàm lượng chất độc hóa học clo hòa tan trong nước cao gấp nhiều lần mức cho phép, chưa kể đến các hàm lượng khoáng chất khác, các tạp chất chưa được loại bỏ. Tiến bộ hơn một bước là các loại nước khoáng đóng chai nhỏ, chai lớn bán cho các hộ gia đình, sau một thời gian “phát tài” nhờ kinh doanh nước, các cơ sở bung ra như nấm. Bây giờ, mỗi lần nhấc điện thoại lên gọi mua nước, nhiều “thượng đế” lại băn khoăn không biết tin vào ai.

Dường như ai cũng hiểu việc sinh sống ở trong các vùng đô thị hiện nay là tự nguyện sống trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Bầu không khí trong đô thị luôn mù mịt khói, bụi và cơ man các loại khí thải độc hại khác.

Phát triển sau các nước trên thế giới, nhưng các đô thị Việt Nam vẫn phải đối diện với những thách thức không mới như mô hình tăng trưởng của các đô thị chưa đa dạng; tăng trưởng thiếu bền vững, phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên; năng lực dự trữ và tầm nhìn dài hạn còn hạn chế.

Rõ ràng, chưa bao giờ các đô thị lại đứng trước nhiều thách thức như lúc này. Những đợt đe dọa của mưa lũ, bão lớn, triều cường… tất cả đang đòi hỏi cần một nghiên cứu nghiêm túc tầm quốc gia và quốc tế cho các đô thị Việt Nam.

Nhìn thấy điều đó, song sẽ khó có thể chuyển biến tích cực nếu không thay đổi từ nhận thức, trong mỗi hành động.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load