Thứ sáu 26/04/2024 05:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đưa điện mặt trời lên điện lưới quốc gia: Thành công mới của DN ngành Xây dựng

14:29 | 11/06/2019

(Xây dựng) - Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời vào loại khá tốt, nhờ cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời của Chính phủ nên đến thời điểm hết tháng 4/2019, đã có 13 dự án điện mặt trời quy mô lớn đưa vào vận hành phát điện với tổng công suất 450MW. Việc bùng nổ số lượng lớn dự án điện mặt trời xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ngoài những thuận lợi về cơ chế, chính sách, còn lại chủ yếu đến từ lợi ích kinh tế khi giá bán điện ở mức 9,35 UScents/KWh rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.


Phòng điều khiển trung tâm.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đặt ra với điện mặt trời chính là tính ổn định cho hệ thống điện. Bởi kế hoạch sản xuất của ngành điện trong năm 2019 khoảng 242 tỷ KWh thì phần đóng góp của năng lượng tái tạo chỉ chiếm 3,12 tỷ KWh. Tức là khả năng vận hành của toàn bộ năng lượng tái tạo chỉ đạt 1/4 - 1/3  so với tổng sản lượng điện hiện có. Còn lại là các nguồn cung cấp điện khác như: nhiệt điện dầu, nhiệt điện khí và các công trình thủy điện lớn, nhỏ…

Ngày nay, nhu cầu sản xuất và phát triển ngày càng đòi hỏi nguồn cung cấp năng lượng cao hơn hiện tại nhiều lần, do đó xu hướng đầu tư và khai thác sử dụng năng lượng tái tạo hướng tới nền kinh tế tăng trưởng bền vững đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Vào giai đoạn 2016 - 2017, khi các dự án thủy điện lớn nhất của quốc gia như Sơn La, Lai Châu đã hoàn tất đi vào vận hành thì công việc của một DN như Cty CP Sông Đà 11 có ngót 60 năm kinh nghiệm xây lắp chuyên về thủy điện hầu như đã vơi kiệt, vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chiến lược của đơn vị là phải tìm hướng phát triển mới. Bởi vậy, Sông Đà 11 đã mạnh dạn đột phá vào lĩnh vực đầu tư xây dựng nguồn năng lượng xanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Ông Nguyễn Hoàng Hưng - Giám đốc Dự án cho biết, Dự án Nhà máy Điện mặt trời Solarcom Phong Phú, do Cty CP Đầu tư điện mặt trời SOLARCOM (Cty con của Sông Đà 11) làm chủ đầu tư, có công suất thiết kế 42MWp, với tổng mức đầu tư 974 tỷ đồng, được xây dựng trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Dự án điện mặt trời Solarcom Phong Phú được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch ngày 14/11/2017, được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tháng 02/2018. Đầu tháng 5/2018, Cty đã triển khai các công đoạn đền bù GPMB, san ủi và thi công các hạng mục phụ trợ.

Song song cùng với thời gian trên, Cty đã tiếp nhận 127.260 tấn pin loại Dual Glass từ một Cty con thuộc tập đoàn Trina Group của Trung Quốc có trụ sở đóng tại Singapore chia thành 2.100 blocks để chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều 3 pha… Còn lại các thiết bị chính của nhà máy được đặt hàng từ hãng SMA - nhà sản xuất thiết bị điện mặt trời hàng đầu thế giới và một số nhãn hàng có xuất xứ từ G7. Có được thiết bị nhập về công trình, Cty nhanh chóng triển khai xây dựng trạm nâng áp, lắp đặt 2 máy biến thế nâng cấp điện áp lên 110KV…

Được hỏi: Trong thi công và GPMB, Cty đã gặp những khó khăn, cản trở gì? Giám đốc Nguyễn Hoàng Hưng cho hay: Công trình xây dựng càng về giai đoạn cuối thường gặp nhiều trở ngại về công tác mặt bằng, thậm chí có đoạn ngắn hoặc một hạng mục nhỏ nhưng liên quan đến đền bù, giải tỏa làm gián đoạn thời gian thi công… Một trở ngại không nhỏ là đường dây và trạm đưa điện hòa lưới quốc gia thời kỳ này là khâu nan giải mà EVN đang cấp bách tìm biện pháp giải quyết cho hàng chục nhà máy điện mặt trời trong khu vực của tỉnh Bình Thuận đang sắp hoàn thành.

Với kinh nghiệm của mình ngay từ đầu năm 2019, Ban lãnh đạo Sông Đà 11 đã chủ trương đầu tư và tiến hành thi công xây lắp dựng cột, kéo dây với chiều dài 9km để đấu nối về ngăn lộ mở rộng trạm 110KV Phan Rí nhằm đưa điện từ nhà máy Solarcom 11 hòa vào lưới điện quốc gia. Chính nhờ những chủ động nhanh chóng đó mà dòng điện từ nhà máy của Solarcom 11 đã được chấp nhận hòa vào lưới điện quốc gia vào lúc 12h ngày 09/5/2019 và tính đến hết tháng 5 vừa qua, Solarcom đã đạt ngót 7 triệu KWh điện thương phẩm với doanh thu trên 10 tỷ đồng, đánh dấu việc đầu tư thành công của một DN xây lắp ngành Xây dựng trong lĩnh vực mới.

Nguyễn Tất Lộc

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load