Thứ sáu 26/04/2024 00:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đánh thức tiềm năng di sản Ninh Bình

13:50 | 10/10/2013

Trong vòng 10 năm trở lại đây, việc xã hội hóa đầu tư chùa Bái Đính mới quy mô hoành tráng bậc nhất cả nước đã góp phần đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa di sản, tâm linh của đất cố đô Ninh Bình. Tuy nhiên thời gian vừa qua, việc khai thác các giá trị di sản để phục vụ du lịch đã phần nào làm ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của các di sản.

Ninh Bình hiện có trên 1.000 di tích văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 79 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 183 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng với 114 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian. Các di sản văn hóa, lễ hội ở Ninh Bình đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đóng góp giá trị không nhỏ vào nền kinh tế trong tỉnh…

Có thể thấy các di tích lịch sử văn hoá có giá trị phát triển du lịch phân bố khá tập trung. Các di tích đặc biệt quan trọng có khả năng hấp dẫn, thu hút cao đối với khách du lịch tập trung chủ yếu ở các khu vực Hoa Lư, Gia Viễn và TP Ninh Bình. Một số di sản văn hóa là niềm tự hào của người dân Ninh Bình như: Cố đô Hoa Lư; chùa Bái Đính; chùa Non nước, chùa Bích Động; nhà thờ đá Phát Diệm… Đây chính là một trong những thế mạnh để du lịch Ninh Bình “cất cánh” trong những năm gần đây.

Tuy nhiên du lịch vẫn chưa khai thác hết hiệu quả nguồn tài nguyên di sản văn hóa của địa phương; có chăng cũng ở mặt đón khách đến thăm quan, tìm hiểu trong những dịp đầu xuân, lễ hội và cũng chỉ dừng lại ở mức khách đến tự phát, tự cung tự cấp và không lưu trú qua đêm tại điểm thăm quan.

Những địa phương có di sản văn hóa hầu như chưa “kiếm” được tiền từ túi của khách vì vậy việc tôn tạo, tu bổ các di tích đang phụ thuộc quá nhiều vào Nhà nước mà chưa có sự xã hội hóa trong quá trình bảo tồn các giá trị di sản.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Quốc Hùng - Cục phó Cục Di sản văn hoá- Bộ VHTT&DL tại buổi toạ đàm về liên kết phát triển du lịch vừa qua thì “việc khai thác những di sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để phát triển du lịch văn hóa những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Điển hình như quần thể danh thắng Tràng An, một di sản đang trong quá trình đề cử là di sản thế giới, mỗi năm Tràng An thu hút trên 1 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, chiếm khoảng trên 30% du khách đến Ninh Bình.

Theo quy hoạch tổng thể của du lịch Ninh Bình với mục tiêu lấy Quần thể danh thắng Tràng An làm trung tâm phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa. Điều này có thể khuyến khích du lịch tăng nhanh. Ước tính nếu di sản đề cử được công nhận là di sản thế giới số lượng khách du lịch sẽ tăng đều đặn qua các năm và có thể lên đến 2 triệu lượt khách/năm. Tuy nhiên, hiện tại quần thể Danh thắng Tràng An, hoạt động du lịch mới dừng ở khai thác các giá trị tự nhiên, gần như chưa đi vào chiều sâu các giá trị văn hóa để phục vụ du lịch; các di tích, lễ hội cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh, tham quan vãn cảnh của người dân, việc khai thác hàm lượng văn hóa trong các di sản để phát triển du lịch chưa tương xứng tiềm năng. Một số khu di tích trọng điểm của tỉnh, ngoài Chùa Bái Đính và Cố đô Hoa Lư thì các khu di tích còn lại đều ít người biết đến, trừ các nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa và người dân trên địa bàn...

Việc khai thác các giá trị di sản văn hoá cần phải có một chiến lược lâu dài để bảo tồn tính nguyên vẹn của di sản nếu tổ chức không tốt thì chính du lịch sẽ phá huỷ các giá trị di sản. Ðiều này thể hiện khá rõ nét trong việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống của tỉnh như Lễ hội chùa Bái Đính; lễ hội Hoa Lư... Một số lễ hội đã bị khách du lịch làm thương mại hóa. Cư dân địa phương cũng phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống và giao dịch thương mại. Do vậy lễ hội phần nào bị che lấp mất giá trị quý giá vốn có của nó.

Trong quá trình phát triển, mỗi di sản không thể "đóng cửa" chỉ trông chờ vào kinh phí của Nhà nước để bảo tồn, mà còn cần được quảng bá rộng rãi không những ở trong nước mà còn vươn ra thế giới để giới thiệu rộng rãi với mọi người về đất nước và con người Ninh Bình, từ đó có thêm nguồn kinh phí phục vụ tôn tạo, sửa chữa. Bên cạnh đó người dân cũng giữ vai trò chính trong việc xây dựng môi trường văn hóa cho du lịch.

Trương Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load