Thứ bảy 20/04/2024 18:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đá siêu nhẹ - Xu hướng mới trong thiết kế nội thất

14:35 | 01/09/2019

(Xây dựng) - Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ sản xuất đá siêu nhẹ, với nhiều đặc tính nổi trội. Đây là vật liệu lý tưởng thay thế đá tự nhiên ngày càng cạn kiệt do nhu cầu khai thác phục vụ xây dựng ngày càng lớn của con người.


Ông Trần Duy Phúc - Phó Tổng Giám đốc Thanh Phúc Group (bên phải) cho biết đá có trọng lượng siêu nhẹ và bền đẹp, ứng dụng trong thiết kế nội thất, ngoại thất vô cùng thuận lợi.

Theo đánh giá của các kiến trúc sư và chuyên gia về vật liệu xây dựng thì đá siêu nhẹ không giống như đá tự nhiên chỉ có các hoa văn cố định, đá siêu nhẹ bên cạnh những hoa văn đẹp, tự nhiên, nhà sản xuất còn có thể thiết kế hoa văn theo nhu cầu đa dạng của người sử dụng, thị hiếu thị trường.

Ngoài ra, về đặc điểm màu sắc cũng có những nét nổi trội về độ phong phú do có thể pha trộn, phối các màu với nhau để tạo nên những tông màu theo đúng ý của người dùng.


Ông Phúc tâm đắc với những sản phẩm mới mà Thanh Phúc ứng dụng công nghệ sản xuất.

Đặc biệt, nếu như đá tự nhiên khi thi công phải sử dụng khoan, mài, cắt... gây bụi và phải dùng vữa, xi măng để liên kết đá vào các bề mặt xây dựng. Việc thi công công trình xây dựng bằng đá siêu nhẹ nhân tạo lại đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều do chỉ lắp ghép, bắn vít, dán keo; chỉ cần 1 người thi công 30 phút là xong một bức tường lớn, với kích thước lên tới 600 đến 120mm là sự khác biệt rất lớn mà đá tự nhiên không thể đáp ứng.


Đây cũng là xu hướng mới được các kiến trúc sư ưa chuộng khi đưa sản phẩm ứng dụng trong thiết kế nội, ngoại thất.

Hiện nay, đá siêu nhẹ được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, từ thi công nội thất, ngoại thất, đến trang trí văn phòng, sảnh Cty, tiền sảnh các công trình lớn, biệt thự, resort, khu vui chơi giải trí, công viên, nhà ga, sân bay, khách sạn, phòng karaoke...

Tại Việt Nam, đá siêu nhẹ xuất hiện chưa nhiều, nhưng một số doanh nghiệp đã nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, cập nhật công nghệ sản xuất đá siêu nhẹ của các nước tiên tiến trên thế giới, cung ứng ra thị trường những sản phẩm đá siêu nhẹ với chất lượng ổn định, được thị trường tiếp nhận, đánh giá cao. Trong đó có thể kể đến sản phẩm đá siêu nhẹ của Cty Thanh Phúc (Hải Phòng), sản phẩm của Cty được chuyển giao công nghệ sản xuất bởi đối tác đến từ Nhật Bản.


Đá siêu nhẹ ứng dụng thi công nội thất trong văn phòng, ngoại thất toà nhà không mất nhiều nhân công và đặc biệt nhanh bền đẹp.

Hiện tại, Thanh Phúc là đơn vị đầu tiên sở hữu công nghệ sản xuất đá siêu nhẹ tại Việt Nam. Với chiến lược phát triển thị trường đá siêu nhẹ Thanh Phúc. Cty đã đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại theo công nghệ Nhật Bản để sản xuất sản phẩm mới tại nhà máy số 2 với diện tích 1,5ha.


Sản phẩm đá siêu nhẹ do Thanh Phúc sản xuất có mẫu mã đa dạng cũng như kích thước không giới hạn.

Theo ông Trần Duy Phúc - Phó Tổng Giám đốc Thanh Phúc Group chia sẻ thì với các bước phát triển bài bản từ khâu đầu tư dây chuyền thiết bị đến khâu sản xuất, kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm, quảng bá sản phẩm và tiếp cận thị trường, Thanh Phúc đều thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình sản xuất của Nhật Bản, nhằm nâng đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chất lượng sản phẩm khi cung ứng ra thị trường. Bên cạnh đó đá siêu nhẹ do Thanh Phúc sản xuất có mẫu mã đa dạng cũng như kích thước không giới hạn nên thi công và ứng dụng rất lớn và không gặp khó khăn hạn chế như đá tự nhiên.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thừa Thiên – Huế: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa có Công văn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng một số đối tượng lạ mặt xuất hiện tại các phiên đấu giá, có dấu hiệu bảo kê, đe dọa, can thiệp vào quá trình đấu giá…

  • Bắc Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và triển khai các dự án khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích vừa ký ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và triển khai các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

  • Cần Thơ: Tích cực tìm nguồn cát xây dựng các tuyến đường giao thông nhưng vẫn còn thiếu

    (Xây dựng) – Ngày 19/4, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức họp cơ quan báo, đài định kỳ quý I năm 2024. Tại họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, thành phố đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cát để xây dựng các tuyến đường giao thông.

  • Cao Bằng: Tăng cường hiệu quả quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Văn bản số 591/UBND-CN về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sau khi được cấp phép.

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 15/4, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vui mừng khi chứng kiến những chiếc sà lan chở cát đến công trình. “Hơn 10 tháng kể từ ngày khởi công, công trình nào cũng “đói” cát. Sợ chậm tiến độ, chúng tôi phải thi công cầu, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ… chờ cát. Giờ cát có rồi nhưng không biết cầm chừng được bao lâu, bao giờ, dân công trình hết nỗi lo thiếu cát”, ông Nguyễn Tất Đạt - Chỉ huy trưởng gói thầu 11 (thuộc Tập đoàn Định An) đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ lo âu.

  • Vĩnh Phúc: Khan hiếm vật liệu san lấp, nhiều công trình lo chậm tiến độ

    (Xây dựng) - Tiến độ nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nguồn đất san lấp ngày một khan hiếm. Đặc biệt là với các dự án công nghiệp, giao thông trọng điểm cần khối lượng sử dụng lớn thì vấn đề đáp ứng nguồn đất san lấp mặt bằng ngày càng trở nên cấp thiết.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load