Thứ năm 25/04/2024 08:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cũng chẳng nên đắn đo mãi!

15:33 | 30/07/2019

(Xây dựng) - Không chỉ TP.HCM mà cả ở Hà Nội cũng đã có dự kiến thu phí ôtô vào trung tâm TP trong thời gian tới. Dự kiến này vừa được đưa ra đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

cung chang nen dan do mai
Ảnh minh họa (Nguồn: Tienphong.vn).

Kể ra cũng phải thôi, nếu coi việc ùn tắc giao thông là một căn bệnh, là một “khối u” cần xử lý cấp bách thì các nhà chức trách phải đặt ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp thu phí ôtô vào trung tâm TP.

Lại nhớ ngày nào cách đây gần 2 năm, Hà Nội quyết định tổ chức phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm, cấm toàn bộ các phương tiện đi lại từ 19h đến 24h các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần. Khi ấy cũng có điều ra tiếng vào, nhưng đến bây giờ mới thấy đây là quyết định tuyệt vời. Bởi một khi tất cả các đường phố lúc nào cũng chật cứng phương tiện giao thông thì mọi giá trị văn hóa đều bị bóp nghẹt.

Bây giờ động đến một khu vực lớn hơn, ảnh hưởng đến nhiều người hơn, lẽ đương nhiên các nhà chức trách phải cân nhắc kỹ hơn, về đối tượng điều tiết, thời gian điều tiết, quy mô điều tiết, cường độ điều tiết..., về cái được và cái mất, về những bước đi cần thiết, về công nghệ áp dụng...

Thật đáng tiếc là cách đây 10 năm, Sở GTVT TP.HCM cũng đã có đề xuất này lên UBND TP nhằm góp phần giải quyết sự quá tải giao thông đô thị tại các quận trung tâm, nhưng từ ngày ấy đến nay lại vẫn chỉ dừng ở mức độ... đề xuất. Một quan chức của Sở cho hay: “Đề xuất của Sở vừa gửi UBND TP là dựa trên nghiên cứu trước đây của Cty CP Công nghệ Tiên Phong năm 2009. Cả 34 trạm thu phí cũng là con số trước đây. Đề xuất này là Sở xin UBND TP chủ trương để nghiên cứu, nếu UBND TP đồng ý, Sở mới bắt đầu nghiên cứu các phương án cụ thể”.

Thế là lãng phí mất 10 năm mà Sở không có một tiến triển gì trong tư duy và hành động, không nghiên cứu và phân tích, không biết cần hay không cần, không dự báo hậu quả và các phương án giải quyết, không có số liệu điều tra và tình huống giả định..., nay lại vẫn y nguyên đưa lên. Vậy UBND TP dựa vào cái gì để đưa ra chủ trương và quyết định một lần nữa?

Riêng cá nhân tôi thì ủng hộ đề xuất này và coi đây chỉ là một trong nhiều biện pháp hỗ trợ giảm tải giao thông trong khu vực trung tâm, bởi những hệ quả mà nó gây ra thấp nhơn nhiều so với thực trạng hiện nay và không khó khắc phục. Cùng với đó, một số nước đã áp dụng và đã thành công.

Chỉ mong muốn rằng, tất cả khoản thu phí này đều được xử lý minh bạch, dành để phục vụ lại lợi ích giao thông công cộng mà đông đảo người dân hy vọng và mỗi lần nộp phí, người dân có quyền tự hào rằng đã góp một phần nho nhỏ để khắc phục một căn bệnh nan giải của TP hiện nay.

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load