Thứ sáu 29/03/2024 00:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công nghệ xử lý sông Tô Lịch của Nhật Bản chưa thật sự phù hợp?

15:43 | 10/12/2019

Trước những câu hỏi về hiệu quả công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản trong thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, JEBO vừa có thông báo liệt kê về những thành tựu của công nghệ này tại Nhật. Tuy nhiên, một số chuyên gia Việt Nam cho rằng cần phải có giải pháp thích hợp hơn.

Trước những câu hỏi về hiệu quả công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản trong thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, JEBO vừa có thông cáo gửi tới cơ quan báo chí với nội dung công bố một số trong nhiều dự án mà JEBO đã áp dụng công nghệ này tại Nhật Bản.

Theo đó, đầu tiên, công nghệ này đã được áp dụng thành công trong việc cải thiện chất lượng nước tại sông Onga (tỉnh Fukuoka, Kyushu Nhật Bản) từ năm 1994, cách đây tròn 25 năm, hiện vẫn đang hoạt động tốt. Ngoài ra, công nghệ này còn áp dụng xử lý ô nhiễm nước tại kênh Sakishima (Osaka, Nhật Bản vào năm 2000); các hồ chứa nước đập thủy điện; các ao hồ trong công viên tại Nhật Bản, và hàng trăm các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải chăn nuôi; nuôi trồng thủy hải sản.

"Đặc biệt, phát minh về công nghệ Nano này cách đây hơn đã 30 năm, là “công nghệ lõi” được các tập đoàn lớn hàng đầu của Nhật Bản và khoảng 2.000 cơ sở sản xuất tại Nhật Bản và một số nơi trên thế giới hiện đang áp dụng công nghệ này", JEBO thông tin.

JEBO dẫn chứng, dự án cải thiện chất lượng nước sông Onga (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản năm 1994), đã trải qua 25 năm nhưng vẫn vận hành tốt, hiện có thể theo dõi, kiểm chứng qua trang mạng quản lý công khai sông Onga của Nhật Bản...

Cần có giải pháp thích hợp hơn

Thạc sĩ Hoàng Minh Sơn,chuyên nghiên cứu về chính sách nhà nước cho rằng, việc xử lý cần được nghiên cứu vào mức độ phức tạp cũng như lượng hóa chất trong nguồn nước thải ở sông Tô Lịch.

Theo ông Sơn, nguồn nước thải ra sông Tô Lịch chủ yếu là từ người dân và các tổ chức…trên địa bàn Hà Nội, chất lượng nước thải, các thành phần có trong nước thải đổ ra cống và ra sông Tô Lịch chúng ta vẫn chưa kiểm soát được.

Ông Sơn cho biết, công nghệ của Nhật Bản đưa vào cũng có tác dụng ở góc độ nào đó. Chúng ta cảm ơn các bạn Nhật về dự án này, đặc biệt là những khoản tài trợ miễn phí như thế này. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiên cữu kỹ thành phất hóa học, hóa chất có trong nước thải, lưu lượng thì mới có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Đây cũng là một trong những giải pháp để xử lý giảm thiểu nguồn nước thải trên thế giới hiện nay: “Việc xử lý nước thải cần phải có nghiên cứu thành phần vật lý, hóa học có trong nước thải, bao gồm phân tích các hóa chất vô cơ, hữu cơ và đặc biệt là các hoá chất vô cơ được thải từ nhà dân hoặc trong các tổ chức… như vậy, thì mới cơ sở để có các giải pháp thiết thực và hiệu quả”.

Để lựa chọn công nghệ thì chúng ta phải nghiên cứu chất lượng nước đầu ra, phân tích các yếu tố về vật lý, hóa học về chất lượng nước để đưa ra các giải pháp phù hợp hơn. Đây là vấn đề phức tạp vì các yếu tố trên thay đổi theo thời gian.

Thạc sĩ Hoàng Minh Sơn đưa ra giải pháp: “để xử lý nước sông Tô Lịch tận gốc, phát triển xanh và bền vững thì không để hệ thống cống đổ nước thải ra sông nữa, mà phải gom lại thành một đường đi riêng, ví dụ như xây dựng cống ngầm 2 đường bên sông, và tất cả các cống thoát nước thải sẽ đổ ra 2 cống dưới đường hầm đi dọc hai bên sông”, ông Sơn phân tích.

Cũng theo ông Sơn, sau khi không cho hệ thống nước thải của Thành phố đổ ra sông Tô Lịch thì nước của Sông Tô Lịch sẽ được lấy từ sông Hồng và từ nước mưa, lúc đó nguồn nước của sông Tô Lịch đủ để phát triển hệ sinh thái riêng. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, cần phải tính toán đến thủy lực, thủy văn, như cao độ đáy sông, độ dốc dòng sông, mặt cắt dòng sông, kè hai bên để đảm bảo lưu lượng nước luôn chảy, kết hợp với sông Nhuệ hay sông Kim Ngưu để tạo nên một hệ thống sông hồ hài hòa trong lòng thành phố.

Về công nghệ để xử lý nước thải ô nhiễm ở sông Tô Lịch, ông Sơn nói: “Có rất nhiều công nghệ và việc lựa chọn công nghệ còn tùy thuộc vào độ phức tạp cũng như lượng các hóa chất có trong nước thải, về chưa thành công của giải pháp này, ông phân tích thêm, việc thí điểm cho ta thấy mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch cũng như cần có giải pháp khác thích hợp hơn.

Theo HIỂU MINH/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Tăng sức mạnh quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Sự bùng nổ nhu cầu số hóa của doanh nghiệp đã thúc đẩy tích hợp trí tuệ nhân tạo AI để dự đoán tốt hơn các vấn đề về công nghệ thông tin (CNTT). AIOps (phân tích hoạt động công nghệ thông tin) trở thành một lĩnh vực phát triển vô cùng mạnh mẽ.

    15:46 | 18/03/2024
  • Công nghệ UAV LiDAR mới từ YellowScan giúp thu thập dữ liệu địa hình chuyên sâu cho ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Các giải pháp sử dụng công nghệ UAV LiDAR hiện đang là một công cụ lõi, được quan tâm và phổ biến rộng rãi trong ngành Xây dựng nhờ vào độ chính xác vượt trội và quy trình làm việc tối ưu.

    14:50 | 18/03/2024
  • Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng quy hoạch kiến trúc

    (Xây dựng) – Hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đối với lĩnh vực quy hoạch kiến trúc cũng không ngoại lệ. Bởi công nghệ đã tạo ra cơ hội mới, mở ra những cánh cửa sáng tạo và biến những ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời, nó cũng mang lại những thách thức và yêu cầu kiến trúc sư (KTS) phải thích nghi với tốc độ biến đổi nhanh chóng, cập nhật, ứng dụng công nghệ trong công việc quản lý, thiết kế quy hoạch kiến trúc… Hội KTS Bình Dương đã tổ chức Hội thảo “Tư duy sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị”, để làm rõ hơn những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc.

    11:24 | 18/03/2024
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: "Không gian mạng là trận địa chính của báo chí"

    (Xây dựng) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng không gian mạng bây giờ là trận địa chính của báo chí.

    09:10 | 16/03/2024
  • Lạng Sơn: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Văn bản số 299/UBND-KGVX về việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024.

    10:21 | 15/03/2024
  • Bình Dương lọt top 10 về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

    (Xây dựng) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới công bố kết quả xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 sau một năm xây dựng. Theo kết quả phân tích, đánh giá Bình Dương đạt 48,64 điểm, xếp hạng 8 trong 63 tỉnh, thành.

    22:35 | 14/03/2024
  • Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Ngày 12/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chính thức công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). Theo đó, Hà Nội đứng đầu trong Top 10 các địa phương về đổi mới sáng tạo.

    11:20 | 13/03/2024
  • Sửa đổi quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

    08:27 | 12/03/2024
  • Ra mắt ứng dụng quét mặt đoán tính cách ANBI

    (Xây dựng) – Mới đây, Công ty Cổ phần Công nghệ và Phát triển ANAN chính thức ra mắt ứng dụng quét mặt đoán tính cách ANBI. Với công nghệ AI tiên tiến, ANBI giúp người dùng khám phá bản thân, nhận định tính cách. Qua đó có thể xây dựng phương pháp giáo dục để phát triển bản thân toàn diện với phương thức một cách chính xác – tốc độ - đơn giản – cập nhật.

    18:48 | 10/03/2024
  • Bộ Xây dựng yêu cầu trước 15/3 các đơn vị phải nộp đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2025

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức cá nhân ngoài Bộ gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025 về Bộ qua Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trước ngày 15/3/2024 để tổng hợp, tổ chức thẩm định và xây dựng danh mục nhiệm vụ.

    10:11 | 09/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load