Thứ năm 25/04/2024 04:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cơ chế đặc thù trồng cây

14:16 | 29/10/2019

(Xây dựng) - UBND TP Hà Nội vừa đề nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù trồng bổ sung 600 nghìn cây xanh, hướng tới xây dựng TP xanh, sạch, đẹp.

co che dac thu trong cay
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Theo quy định của Chính phủ, việc trồng cây xanh phải áp dụng cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Tuy nhiên, lý do đưa ra để áp dụng cơ chế đặc thù là do khi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại của cả nước, Hà Nội thường được Trung ương Đảng, Chính phủ giao thực hiện nhiều nội dung công việc đột xuất, trong đó có trang trí cây hoa, trồng bổ sung cây xanh với khối lượng lớn trong thời gian ngắn.

Số cây xanh trên sẽ được trồng trên các tuyến đường, phố có vỉa hè rộng, các dải phân cách, và các khu vực trang trí phục vụ các sự kiện lớn của Thủ đô như Chào năm mới 2020, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII; các khu vực tổ chức giải đua xe công thức 1 Grand Prix, SEA Game 31, và các sự kiện đối ngoại, chính trị, văn hóa, xã hội khác.

Thời gian qua, Thủ đô đã có sự phát triển vượt bậc. Hà Nội vừa hoàn thành chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh. Nhưng dường như, cảm nhận về một không gian “xanh thật sự” vẫn chưa toàn vẹn, bởi còn đó những khoảng “trống màu xanh” do sự lấn át của các mảng bê tông ken dày trong đô thị. Không những thế, dư âm về chuyện đánh đổi hàng nghìn cây xanh cổ thụ cho những con đường mới vẫn chưa dứt.

Thế nên, câu chuyện xin trồng mới hơn nửa triệu cây xanh bằng cơ chế đặc thù đang khiến dư luận băn khoăn đặt nhiều câu hỏi!(?)

Chỉ cần nhìn lại thành quả phủ xanh Thủ đô thời gian qua sẽ thấy những nghi ngại không phải không có cơ sở. Trong sự phát triển nhanh và mạnh của Hà Nội hôm nay, nhìn từ trên cao không khó nhận ra rằng, ngút tầm mắt là những dãy nhà lô xô bám sát mặt đường, những khối nhà bê tông lừng lững vô hồn. Mảng xanh đô thị thưa thớt đến tội nghiệp. Trong khi đó, các khu đất thênh thang lại đang được quây kín để chuẩn bị dựng những tòa nhà mới.

Một không gian đô thị được quy hoạch hiện đại phải luôn có các điểm nhấn, điểm dừng dành cho tất cả mọi người: Đó là các không gian công cộng, những khoảng xanh, vành đai xanh… Về lý thuyết là thế, nhưng hiện tại, các vành đai xanh trong những bản quy hoạch dường như đang lặng lẽ biến mất, nhường chỗ cho những đô thị ken đặc nhà nhưng hoang vắng.

Phủ xanh đô thị, không phải là bài toán cộng dồn số cây trồng được. Những cuộc ra quân rầm rộ trồng cây cho các khu đô thị, các vùng ven không thể “cộng thêm” được khoảng xanh cho Q.Đống Đa hay Q.Thanh Xuân vốn dĩ hiện đã ken dày nhà ở. Trong khi đó, giữa vùng lõi Thủ đô, còn không ít nơi, các dự án chiếm đất vẫn để đó hoang hóa. Thu hồi các dự án chiếm đất để làm công viên, làm các khu vực công cộng, vốn đang là điều được làm quá ít. Dường như, ở các đô thị Việt Nam, điều này còn lạ lẫm với chính quyền đô thị. Những dự án hoành tráng cả triệu đô-la có thể có ý nghĩa với họ qua mỗi nhiệm kỳ hơn là những công viên, vườn hoa, quảng trường phục vụ lâu dài cho người dân (mà trong đó có chính con cái họ).

Thế nên, câu chuyện xin trồng mới hơn nửa triệu cây xanh ở Thủ đô cũng cần được xem xét ở góc độ giá trị lâu dài hơn là những trang trí hay “làm hồng” trong các bản báo cáo.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load