Thứ sáu 29/03/2024 21:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chuyện chưa kể về chiếc đĩa kỷ lục thế giới của gốm Chu Đậu

15:46 | 28/11/2019

(Xây dựng) - Chiếc đĩa gốm Chu Đậu 1.000 chữ “Long” viết bằng thư pháp vừa được vinh danh Kỷ lục Guiness Thế giới đã được tạo ra từ những trăn trở, những ước mơ, tình yêu, niềm tự hào là người con đất Việt của những nghệ nhân gốm Chu Đậu và nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý.

Chuyện chưa kể về chiếc đĩa kỷ lục thế giới của gốm Chu Đậu
Đĩa gốm Chu Đậu 1.000 chữ Long viết bằng thư pháp có đường kính 1,2m được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Hơn 200 ngày ăn gốm, ngủ gốm và mơ gốm

Chiếc đĩa gốm 1.000 chữ “Long” viết bằng thư pháp dưới men của Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro), một thành viên Tập đoàn BRG, được vinh danh Kỷ lục Guiness Thế giới là niềm tự hào không chỉ cho gốm Chu Đậu mà còn cho nghề gốm sứ Việt Nam. Đây cũng chính là sự tôn vinh xứng đáng dành cho những người nghệ nhân và thợ gốm Chu Đậu, những người yêu gốm như “hơi thở”.

Ngược dòng thời gian trở về những tháng mùa xuân năm 2010, nhân dịp chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hapro được thành phố lựa chọn gắn điểm công trình chào mừng Đại lễ tại Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu. Đây vừa là niềm vinh dự mà cũng là thách thức với lãnh đạo công ty, để sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt ý nghĩa nhân dịp này.

Ông Vũ Thanh Sơn - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu cho biết: “Từ suy nghĩ Thăng Long – Hà Nội có ý nghĩa là “Rồng bay lên” và đĩa gốm hình tròn biểu tượng cho trời, các nghệ nhân gốm Chu Đậu đã nảy ra ý tưởng làm một chiếc đĩa gốm kích thước lớn được vẽ 1.000 chữ “Long” tượng trưng cho 1.000 con Rồng đang bay trên bầu trời”.

Ý tưởng này được đưa ra, các nghệ nhân Chu Đậu đều hứng khởi và không khí xưởng gốm như một ngày hội. Nhưng để chế tác được chiếc đĩa gốm đường kính 1,2m, kích thước đĩa lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó bằng phương pháp hoàn toàn thủ công là một thách thức không hề nhỏ đối với bất kỳ người thợ nào.

Trong tất cả các khâu làm nên chiếc đĩa gốm kỷ lục này, khâu nào cũng quan trọng và đòi hỏi sự tỉ mỉ và bí quyết. Đầu tiên phải kể đến khâu làm khuôn và tạo xương gốm. Để làm một chiếc khuôn khổng lồ, những người thợ của gốm Chu Đậu đã phải cùng nhau thử nghiệm nhiều lần mới ra được chiếc khuôn như ý. Trong khi một nhóm những nghệ nhân khác trăn trở thử nghiệm ngày đêm cách pha trộn đất sét, cao lanh để tạo nên xương gốm đủ độ chắc, chịu được lửa nung ở lò quy mô lớn.

Sau hàng chục mẻ lò trong suốt hơn 4 tháng ròng, cuối cùng các nghệ nhân gốm Chu Đậu đã ra được công thức chuẩn để làm phần thô chiếc đĩa gốm lớn nhất Việt Nam. Tổng thời gian hoàn thành chiếc đĩa là gần 7 tháng.

Tôn vinh sự sáng tạo và chủ quyền Việt Nam

Điều đặc biệt của chiếc đĩa gốm Chu Đậu đạt kỷ lục thế giới chính là 1.000 chữ “Long” được viết bằng thư pháp bởi nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý, người đã sáng tạo ra hai lối viết thư pháp mới: “Nhân diện thư” và “Vật điểu thư”.

Do vậy, đĩa gốm Chu Đậu viết 1.000 chữ “Long” là sự sáng tạo độc đáo và tài hoa độc nhất vô nhị của thư pháp Việt Nam đương đại. Kết hợp các thể thư pháp truyền thống với hai thể thư pháp mới, 1.000 chữ “Long” mỗi chữ mỗi vẻ, không chữ nào giống chữ nào tạo thành bức tranh liên hoàn kỳ thú.

Chuyện chưa kể về chiếc đĩa kỷ lục thế giới của gốm Chu Đậu
Ông Lê Thiên Lý viết 1.000 chữ Long bằng thư pháp trên đĩa gốm Chu Đậu.

Chữ là người (Nhân diện thư): Là dũng tướng bảo vệ thành Thăng Long, nhà nho suy tư bên ngòi bút lông, anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc, anh hải quân với biển khơi lộng gió, em bé bên quyển sách, sinh viên thi đỗ thủ khoa…

Chữ là vật (Vật điểu thư): Là cây đàn, lá, hoa, con cá, con tôm, quyển sách, cây bút, lưỡng cực âm dương hay bình gốm. Chữ “Long” còn được biến hóa khôn lường theo dáng rồng chầu, rồng ẩn, rồng múa, rồng bay và bản đồ Việt Nam có đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo nhà thư pháp Lê Thiên Lý, 1.000 chữ “Long” thư pháp được viết trên chiếc đĩa khổng lồ trong gần 2 tháng mới hoàn thành. Trong quá trình này, ông đã phải treo người lên cao trong vài giờ đồng hồ mỗi lần.

“Viết thư pháp trên đĩa gốm cỡ lớn như vậy là lần đầu tiên tôi kết hợp cùng gốm Chu Đậu, dòng gốm cổ có gần 600 năm lịch sử. Điều này thể hiện ý nghĩa rất lớn, tượng trưng cho trí tuệ và tài năng của người Việt Nam và là quà tặng ý nghĩa dành cho Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến”, ông Lê Thiên Lý cho biết.

Cả nghìn chữ thư pháp “Long” đã được phủ dưới lớp men tro trấu đặc trưng của gốm Chu Đậu, dòng men đã được xác lập độc bản kỷ lục Việt Nam. Do vậy, chiếc đĩa đặc biệt này là đỉnh cao của tinh hoa văn hóa Việt Nam về cả nghệ thuật gốm và thư pháp. Đây chính là sự khẳng định mạnh mẽ chủ quyền đất nước, bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Tâm huyết với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của gốm Chu Đậu, Madame Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG khẳng định: “Tác phẩm này đã cho thấy sự phát triển và sáng tạo không ngừng của gốm Chu Đậu trong dòng chảy lịch sử gần 600 năm. Tập đoàn BRG tự hào giữ trọng trách để gốm Chu Đậu, tinh hoa văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và vang danh khắp thế giới”.

Ngày 9/9/2019, Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu thuộc Tập đoàn BRG đã vinh dự được tổ chức Kỷ lục thế giới xác nhận tác phẩm: Đĩa 1.000 chữ “Long” viết bằng thư pháp đạt Kỷ lục Guiness thế giới. Trước đó, năm 2013, chiếc đĩa này đã được tổ chức xác lập kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục cho chiếc đĩa có kích thước lớn nhất được vẽ chữ 1.000 chữ “Long” thư pháp.

Chiếc đĩa không những tôn vinh tài hoa của người nghệ nhân gốm Chu Đậu, mà còn làm rạng danh nghề gốm sứ Việt Nam, xứng danh 10 chữ vàng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng: “Gốm Chu Đậu - Bản sắc Việt, toả sáng năm châu”.

Ninh Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mộc Châu (Sơn La): Độc đáo Lễ hội Cầu mưa năm 2024

    (Xây dựng) – Cầu mưa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm được người Thái trắng, xã Mường Sang tổ chức vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu đồng thời, giáo dục thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.

  • “Tây Ninh – Khúc hát tự hào” sẽ được tổ chức vào ngày 30/3/2024

    (Xây dựng) - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật quy mô với màn trình diễn 3D mapping và pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút tại Quảng trường Ga đi cáp treo núi Bà Đen. Hãy tới Tây Ninh cuối tuần này để dâng đăng, ngắm pháo hoa, xem trình diễn nghệ thuật với công nghệ 3D mapping.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Điện Biên vừa ký ban hành Quyết định số 464/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2025.

  • Chùa Đậu – Đệ nhất danh lam và bí ẩn nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư

    Chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) được công nhận hai kỷ lục quốc gia: Là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và sở hữu cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

  • Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền về tín ngưỡng tâm linh, thể hiện lòng biết ơn tới vị tướng anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc, giúp bản làng có cuộc sống bình yên. Xã Mường Trai (Sơn La) vừa long trọng tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Xem thêm
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lăng miếu Triệu Tường tại xã Hà Long

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung (giai đoạn 2).

    20:58 | 25/03/2024
  • Khai hội chùa Bổ Đà - Ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Ngày 24/3, UBND thị xã Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Bổ Đà và Liên hoan Dân ca quan họ năm 2024. Chùa Bổ Đà được coi là ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc, được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016.

    08:23 | 25/03/2024
  • Tinh hoa ẩm thực Bình Định

    (Xây dựng) - 54 gian hàng với những tinh hoa ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của Bình Định đã được giới thiệu đến công chúng tại khu vực Thi Nai Bay, thành phố Quy Nhơn. Lễ hội đem đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị đối với người dân, những tín đồ ẩm thực trong nước và khách quốc tế.

    14:37 | 24/03/2024
  • Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024

    (Xây dựng) – Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 24–27/3 (tức ngày 15-17/2 âm lịch). Đến thời điểm này, huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, công tác tổ chức khai mac lễ hội cơ bản hoàn thành, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, an toàn, mang đậm nét văn hóa trên hành trình đến với Phật, về với Mẫu.

    22:51 | 23/03/2024
  • Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

    (Xây dựng) - Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ tạo ra các sự kiện, điểm nhấn nhằm quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới trở thành hoạt động thường niên góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các tỉnh thành trong cả nước.

    08:57 | 23/03/2024
  • Hơn 30 gian hàng tại Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”

    (Xây dựng) - Ngày 22/3, tại công viên Yến Phi, đường Trần Phú, UBND thành phố Nha Trang tổ chức Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”. Đây là 1 trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (22/4/2009-22/4/2024).

    22:55 | 22/03/2024
  • Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

    (Xây dựng) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

    14:06 | 22/03/2024
  • Lưu giữ giá trị kiến trúc độc đáo của người Nùng ở Bắc Giang

    (Xây dựng) - Là một bản làng nhỏ, nằm nép mình bên những sườn đồi quanh năm xanh mát, bản cổ Bắc Hoa, xã Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) được biết đến với những ngôi nhà trình tường được làm bằng đất - một nét kiến trúc độc đáo của người dân tộc Nùng.

    20:52 | 21/03/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc cầu ngói Phát Diệm hơn trăm năm tuổi

    (Xây dựng) – Cầu ngói Phát Diệm, thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) bắc qua sông Ân có tuổi đời trên trăm năm có lối kiến trúc độc đáo, là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và cũng là nơi gắn liền với hình ảnh đất và con người vùng biển Kim Sơn.

    19:43 | 21/03/2024
  • Trà Vinh: Vận động xây dựng Khu lưu niệm “Vua vọng cổ” Viễn Châu

    (Xây dựng) - Sáng 21/3, Ban Vận động gây quỹ xây dựng Khu lưu niệm cố Soạn giả - NSND Viễn Châu (Ban Vận động) tổ chức cuộc họp. Theo Ban vận động, khu lưu niệm dự kiến xây dựng với diện tích 11.300m2 đất tại ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

    16:12 | 21/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load