Thứ sáu 26/04/2024 02:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bùn thải công nghiệp: Vấn đề nhức nhối

10:46 | 16/11/2011

Hàng triệu tấn bùn thải công nghiệp tại Hà Nội đang được đổ thẳng ra kênh mương mà chưa qua xử lý hoặc không biết đổ đi đâu, tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khỏe con người. Mỗi ngày, Hà Nội cũng như TP.HCM phát sinh hàng trăm mét khối bùn thải, chủ yếu được đổ tạm ở những khu đất trống.


Hàng nghìn tấn bùn thải công nghiệp tại Hà Nội đang được đổ ra kênh, mương.

Đô thị hoá tăng, ý thức giảm

Còn nhớ ngày 17/8/2011, Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - CA TP Hà Nội, phối hợp với Thanh tra GTVT huyện Từ Liêm đã bắt giữ 2 xe tải, chở hàng chục tấn đất, bùn thải xây dựng từ công trường tòa nhà Keangnam đến đổ trộm tại cánh đồng xã Đại Mỗ (Từ Liêm). Khu vực này nằm ngay sau SVĐ Quốc gia Mỹ Đình, cách đường gom Đại lộ Thăng Long 200m, đây là khu vực ít dân cư qua lại nên các chủ xe chở phế thải dễ dàng đổ trộm.

Trước khi chảy ra biển, theo quy trình vận hành trong mùa cạn, nước thải từ sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét chảy tới đập Thanh Liệt nối với sông Tô Lịch, tới cầu Tó gặp sông Nhuệ, dòng nước thu về một mối, hoà quyện với sông Đáy chảy vào thị xã Phủ Lý rồi mới ra biển. Lượng nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp xả trực tiếp không đủ làm lưu thông dòng chảy, nên chất thải hữu cơ đổ xuống sông đều bị phân hủy tại chỗ, gây ô nhiễm, khiến cho cả 4 con sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét lúc nào cũng đen kịt, đặc quánh như hắc ín. Mỗi năm lượng bùn tại các con sông dày lên khoảng 10cm. Việc nạo vét bùn ở sông nếu không được xử lý kịp thời mà cứ để lưu lại trong nguồn nước nhiều năm sẽ gây ách tắc dòng chảy và làm tăng nguy cơ ô nhiễm nặng trên các dòng sông.

Đáng nói, khối lượng bùn thải khổng lồ này phần lớn được đổ trực tiếp tại các bãi đổ ở ngoại thành mà chưa qua quá trình loại bỏ chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước… Trong đó, hàng trăm tấn bùn thải công nghiệp mỗi ngày, nhất là từ các hoạt động sản xuất thuộc da, kim loại, xi mạ… nếu không được xử lý đến nơi đến chốn sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trung bình mỗi ngày toàn TP xả nước thải    ra hệ thống cống, rãnh, mương, sông chung của TP khoảng 500 nghìn m3. Theo đó, lưu lượng xả tối đa cho mùa khô là 450 nghìn m3/ngđ; mùa mưa là 3,888 triệu m3/ngđ.

“Chúng tôi biết ô nhiễm, nhưng giữa nơi đất chật người đông thế này, muốn chuyển cũng không được. Nhưng lo nhất là lũ trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và ngoài da. Mấy đứa con tôi hầu như đứa nào cũng có dấu hiệu của triệu chứng viêm xoang”, chị Đàm Thị Cúc (số nhà 252 Kim Ngưu) chia sẻ.

Các dòng sông ô nhiễm đang là nỗi bức xúc của người dân Thủ đô, bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, sức khoẻ nhân dân. Và thực tế hiện nay ở Hà Nội, đô thị hoá càng tăng thì ý thức của người dân càng giảm và các dòng sông cũng càng bị ô nhiễm nặng nề.

Thiếu nhà máy xử lý bùn thải?

Cty TNHH NN MTV Thoát nước Hà Nội (Cty Thoát nước) đang thực hiện kế hoạch nạo vét sông Kim Ngưu đoạn chảy qua địa bàn Q.Hoàng Mai, và hàng triệu tấn bùn thải từ nạo vét sông Kim Ngưu đang được xả trực tiếp ra sông Hồng (bãi Yên Mỹ, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội). Đại diện Cty Thoát nước Hà Nội cho biết: Số bùn này đều áp dụng công nghệ xử lý tạm thời phế thải thoát nước của Sở GTCC Hà Nội trước đây (từ năm 1998) như phun EM và thuốc ruồi cho các lớp bùn và phải sử dụng máy bơm hay ô doa tưới thủ công trực tiếp lên phế thải; trong quá trình đổ bùn thải phải duy trì nơi đổ đảm bảo khô ráo, nước từ phế thải chôn lấp được thu về hố tụ nước thải và xử lý khi bơm thải ra ngoài...

Hiện nay, bùn sau khi thu gom được vận chuyển đến đổ bỏ tại các khu đất trống cách xa khu dân cư hoặc tại các ao nuôi thủy sản cần được san lấp, thậm chí đổ vào bất cứ khu vực nào có thể. Chính việc đổ bùn tràn lan và hoàn toàn không được xử lý như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là việc tích tụ các kim loại, gây tình trạng mất vệ sinh, mùi hôi thối. Nghiêm trọng hơn, bùn thải đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề do được đổ bỏ, chôn lấp không có lớp lót chống thấm nên các chất ô nhiễm thấm xuống nguồn nước ngầm và nước mặt làm cho chất lượng nguồn nước bị suy giảm. Thậm chí, đối với chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đang rất khó khăn trong việc xử lý vì thiếu nhà máy. Vấn đề thiếu bãi đổ bùn thải tại Hà Nội hiện rất nan giải, hiện chỉ có bãi rác thải Nam Sơn, Sóc Sơn mới xử lý được. Nếu cứ giải quyết bùn thải bằng cách tận dụng các bãi đất trống để đổ bùn tạm, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao và cũng không mặt bằng nào kham nổi. Với một đô thị lớn như Hà Nội, để giải quyết bền vững bài toán môi trường, việc quy hoạch, xây dựng một nhà máy xử lý bùn thải đúng tiêu chuẩn là hết sức cần thiết.

Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Cần thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt là áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, từ thu phí nước thải tiến tới thu phí khí thải, phí chất thải rắn; chuyển từ phạt hành chính đối với những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường thành phạt kinh tế; thúc đẩy các DN tính toán lợi ích kinh tế để đầu tư lắp đặt trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần khuyến khích giảm giá thuê đất, ưu đãi thuế và vay vốn đầu tư các dự án sản xuất các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường; chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng các kỹ thuật và chuyên gia về công nghệ môi trường ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ... Hiện tại nhân viên làm trong lĩnh vực môi trường chủ yếu là nữ. Trình độ công nhân ở mức thấp chiếm tỷ lệ cao.

PGS.TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Địa chất, ĐH Mỏ Địa chất: Việc đổ trực tiếp bùn thải ra môi trường như hiện nay không chỉ gây ô nhiễm mà còn lãng phí tài nguyên môi trường. Bởi thực tế, sau khi được xử lý hết các thành phần độc hại, bùn thải hoàn toàn có thể được tận dụng làm VLXD (bê tông, gạch..) và san nền, giúp hạn chế đáng kể tình trạng khai thác đất mặt tại các quận, huyện ngoại thành để phục vụ việc san lấp. Cần nhấn mạnh rằng, việc quy hoạch và xây dựng ngay hệ thống quản lý lượng bùn nói trên bao gồm cả các nhà máy xử lý, tái chế và tái sử dụng bùn là vấn đề cấp thiết và cấp bách trước mắt, trước khi vấn đề ô nhiễm bùn tại TP ngày càng nghiêm trọng hơn.

GS.TSKH Lê Huy Bá - Viện trưởng Viện KHCN và Quản lý môi trường: Nếu không xử lý bùn thải mà đổ trực tiếp ra môi trường như cách TP.HCM đang làm chỉ là chuyển ô nhiễm từ điểm này sang điểm khác. Bởi thực trạng ô nhiễm đã biến các tuyến kênh, mương tại Hà Nội trở thành dòng sông “chết”, hầu như không còn sinh vật nào có thể sinh sống. Do đó, nếu đổ bùn thải ra môi trường xung quanh thì cũng không cây cối nào sống được và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Hiệp Bắc

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load